Theo bác sĩ, có một số món ăn nên loại bỏ khỏi mâm cơm càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ tổn thương gan. Đáng nói là các món này thường có sẵn trong tủ lạnh của nhiều gia đình.
Gan được ví như “nhà máy kỳ diệu” của cơ thể con người, bởi một mình nó có thể đảm nhiệm 3 chức năng chính đó là tổng hợp, chuyển hóa và giải độc. Đây là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể chúng ta và cũng có vai trò quyết định đối với quá trình trao đổi chất.
Lưu lượng máu của gan vô cùng phong phú, chiếm khoảng 1/4 cung lượng tim (là lượng máu mà tim bơm đi trong một đơn vị thời gian nhất định). Gan là cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, nếu gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng. Vì vậy chúng ta phải chú ý đến việc bảo vệ lá gan.
Bác sĩ Yu Xiaofang (bác sĩ trưởng của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Hạ Môn, Trung Quốc), cho biết: “Bệnh từ miệng mà ra. Nhiều loại bệnh không tự dưng xuất hiện mà nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý từ lâu”.
Theo bác sĩ, có một số món ăn nên loại bỏ khỏi mâm cơm càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ tổn thương gan. Đáng nói là các món này thường có sẵn trong tủ lạnh của nhiều gia đình.
5 món trong tủ lạnh nên vứt bỏ ngay để tránh nguy cơ tổn thương gan
1. Đồ ngâm muối
Nếu thỉnh thoảng ăn loại thức ăn này một lần thì không sao, nhưng nếu ngày nào bạn cũng sử dụng các món ăn này thì không khác nào đang “đầu độc” gan. Thực ra, đồ muối chua từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO liệt vào danh sách gây ung thư cho người. Ngoài ung thư dạ dày, các món ngâm muối cũng có thể gây ung thư gan, chủ yếu do gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể.
Lượng lớn nitrit có trong đồ muối chua sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư và đi vào gan, tiếp xúc lâu dài có thể khiến gan bị tổn thương và tăng tỷ lệ ung thư.
2. Thức ăn thừa
Tiêu thụ các thức ăn thừa cũng có thể gây hại cho gan rất nhiều bởi đồ ăn khi để lâu dễ sản sinh nhiều loại vi khuẩn, hơn nữa còn dễ tạo ra độc tố nấm mốc aflatoxin gây ung thư gan.
Bác sĩ Yu Xiaofang khuyên, các gia đình cố gắng không nấu quá nhiều thức ăn, tốt nhất là ăn hết tất cả thực phẩm trong một bữa, từ bỏ thói quen ăn thức ăn thừa. Không nên mua quá nhiều rau quả cùng một lúc. Đặc biệt, đừng ăn nếu chúng có dấu hiệu bị mốc.
3. Thịt đông lạnh để lâu ngày
Nhiều người mua thịt về nhà không ăn hết một lúc nên cho vào tủ lạnh cấp đông. Thậm chí còn bỏ quên 6 tháng – 1 năm không nhớ đến. Thực tế, thịt càng được cấp đông thì càng bị mất chất. Ăn thịt đông lạnh lâu ngày không chỉ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho dạ dày mà còn gây hại cho gan. Vì những loại thịt này vốn đã sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn nên khi ăn vào sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho gan.
4. Trái cây bị mốc một phần
Nếu thấy trái cây nhũn hỏng, biến dạng, thối mốc dù chỉ là một phần nhỏ, bạn cũng không nên gọt bỏ phần hỏng rồi ăn tiếp. Bởi một nghiên cứu của Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc cho thấy: Số lượng vi khuẩn có trong trái cây bị mốc chỉ xuất hiện 10% -50% tại phần bị mốc. Số còn lại sẽ xuất hiện rải rác trong các khu vực trông có vẻ lành lặn.
Trong các bộ phận bị mốc của trái cây, vi sinh vật tạo ra độc tố aflatoxin, được biết đến là một chất gây ung thư gan mạnh. Nếu một người giữ thói quen ăn trái cây mốc dễ dẫn đến cơ thể khó chịu, thậm chí gây ung thư gan.
5. Hải sản nấu chưa chín, tích trữ trong tủ lạnh
Hải sản tuy là nguồn canxi, protein rất dồi dào tuy nhiên chúng chỉ ngon và bổ dưỡng khi còn tươi và vừa được nấu chín. Hải sản khi được cấp đông trong tủ lạnh lâu, đặc biệt là khi chưa được nấu chín dễ làm sinh sôi lượng vi khuẩn rất lớn. Dù cho sau này bạn có hâm nóng chúng thì một số loại vi khuẩn vẫn có thể tồn tại, dinh dưỡng trong hải sản bị biến dạng tạo gánh nặng cho gan, làm tổn thương gan.