Bộ Y tế khuyến cáo gì khi chỉ số AQI Hà Nội ở mức cao?

GĐXH – nhiều nơi khu vực Hà Nội ở ngưỡng mức xấu, rất có hại cho sức khỏe. Bộ Y tế khuyến cáo gì cho người dân để đảm bảo sức khỏe khi chỉ số AQI luôn ở mức cao?

AQI tại Hà Nội ở mức xấu

Tính đến 10h30 sáng hôm nay (ngày 8/3), AQI nhiều nơi khu vực Hà Nội ở ngưỡng đỏ (mức xấu). Nồng độ bụi mịn PM2.5 lên tới gần 170 US AQI.

Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 12.5 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Với mức chỉ số AQI này rất có hại cho sức khỏe của mọi người nhất là nhóm người nhạy cảm, mắc các bệnh về hô hấp, người già và trẻ nhỏ.

AQI là gì? Chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhưng ít người biết và lưu tâmAQI là gì? Chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhưng ít người biết và lưu tâm

GĐXH – Ô nhiễm không khí hiện được đo bằng chỉ số chất lượng không khí (AQI). Đây được coi là một thước đo cho biết không khí xung quanh sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn.

Theo chỉ số quan trắc AQI một số khu vực tại Hà Nội của iqair.com, mức chỉ số ô nhiễm không khí lên mức xấu với nồng độ bụi mịn nhiều trạm vượt con số 151-200, ở mức đỏ (mức không khí có hại). Cụ thể: Tứ Liên là 169 US AQI, Bưởi là 159 US AQI, Tây Hồ là 160 US AQI, Đức Thắng là 161 US AQI…

Bộ Y tế khuyến cáo gì khi chỉ số AQI Hà Nội ở mức cao? - Ảnh 1.

Chỉ số AQI Hà Nội ở mức xấu rất có hại cho sức khỏe của người dân. Ảnh: TL

Bộ Y tế khuyến cáo gì khi chỉ số AQI Hà Nội ở mức cao?

Trong bối cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng và kéo dài người dân hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời.

Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) đã đưa ra 14 khuyến cáo, hướng dẫn người dân đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Theo dõi chất lượng không khí trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Hạn chế ra khỏi nhà. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng.

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý sau khi ra đường.

Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Không hút thuốc lá hoặc hạn chế hút thuốc. Những người không hút thuốc cần tránh xa khu vực có khói thuốc lá.

Hạn chế mở cửa, đặc biệt khi sống gần đường giao thông, khu vực ô nhiễm.

Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và khu vực sống.

Hạn chế dùng bếp than, củi, rơm rạ. Nên thay thế bằng bếp điện, bếp từ, bếp ga.

Tích cực hưởng ứng và trồng nhiều cây xanh quanh nhà.

Người có bệnh hô hấp, tâm phế mạn tính, tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần:

Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người bệnh nghiêm ngặt hơn.

Hạn chế tối đa đi ra ngoài.

Tuân thủ điều trị của bác sĩ, đi khám ngay nếu có dấu hiệu tăng nặng.

Nếu mắc các bệnh cấp tính cần đến khám tại các cơ sở y tế, điều trị kịp thời.

Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *