Liên quan vụ hàng trăm người nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì của cơ sở Băng (đường Trần Quang Diệu, P.Xuân Bình, TP. Long Khánh, Đồng Nai), ngày 2.5 UBND TP.Long Khánh đã có báo cáo ban đầu về vụ việc.
Số ca nhập viện tăng nhanh
Theo UBND TP.Long Khánh, tiệm bánh mì Băng quy mô phục vụ trên 1.000 ổ/ngày (bán 2 buổi/ngày). Các nguyên liệu để bán: gồm thịt (tự chế biến), chả lụa, pate (tự làm), ngò, dưa leo, đồ chua (củ cải trắng và cà rốt muối chua, tự làm); nước sốt (tự làm), da bao (mua bên ngoài). Riêng trong ngày 30.4 (ngày nghi xảy ra ngộ độc – PV), chủ cơ sở cho biết bán ra 1.100 ổ bánh mì (sáng 500 ổ; chiều 600 ổ).
Báo cáo cũng cho biết, tính đến 7 giờ ngày 2.5, tổng số người nhập viện khám và điều trị tại các bệnh viện là 222 người. Trong đó, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh tiếp nhận 209 bệnh nhân; Bệnh viện đa khoa Cao Su Đồng Nai tiếp nhận 13 trường hợp.
Theo UBND TP.Long Khánh, tính đến chiều 2.5, có 328 người phải nhập viện do bị ngộ độc. Ảnh LÊ LÂM
Trong khi đó, theo một lãnh đạo UBND TP.Long Khánh, cập nhật đến 15 giờ cùng ngày, tổng số người nghi bị ngộ độc lên đến 328 ca. Trong đó, 220 ca đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh; chuyển lên Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai 9 ca; xuất viện 11 ca và cấp toa thuốc cho 88 ca.
Bà cụ bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì. Ngoài cụ, trong gia đình còn có 2 người con và 1 người cháu cũng bị ngộ độc. Ảnh LÊ LÂM
Theo UBND TP.Long Khánh, tiệm bánh mì Băng là tiệm bán hàng nhỏ lẻ, không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Tiệm có 4 nhân viên phục vụ, không có khám sức khỏe định kỳ. Nguyên liệu, thực phẩm do tiệm tự chế biến từ nguồn nguyên liệu tự mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, không có hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào dùng để chế biến.
Ngay khi sự việc xảy ra, Đoàn kiểm tra liên ngành của TP.Long Khánh đã kiểm tra cơ sở, tiến hành niêm phong tủ cấp đông (trong đó có nhiều nguyên liệu); đồng thời buộc cơ sở ngưng hoạt động từ 11 giờ ngày 1.5.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số nạn nhân đã tăng hơn 300 người
Lập mới đơn vị tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thực phẩm
Tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, do số lượng bệnh nhân có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhập viện quá nhiều, trong sáng 2.5, lãnh đạo bệnh viện quyết định lập mới một đơn vị, chuyên tiếp nhận các bệnh nhân nghi ngộ độc để tập trung điều trị, với số lượng 70 giường; đồng thời huy động nhân lực, vật lực tập trung chữa trị.
Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh Phan Văn Huyên thăm hỏi các bệnh nhân. Ảnh LÊ LÂM
Trả lời PV Thanh Niên vào trưa 2.5, bác sĩ Phan Văn Huyên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, tính đến sáng cùng ngày, có hơn 200 ca đến điều trị, trong đó 160 ca nhập viện, đặc biệt có 2 ca nặng đã chuyển lên Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai tiếp tục điều trị.
Cũng theo bác sĩ Huyên, ngoài các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, gần 70% bệnh nhân bị sốt, sốt liên tục, có người sốt rất là cao.
Theo bác sĩ Huyên, khoảng 70% các bệnh nhân nhập viện có triệu chứng sốt, sốt liên tục. Ảnh LÊ LÂM
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, từ sáng 1.5, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng… Các bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng đường ruột và tiến hành chữa trị.
Các bệnh nhân có điểm chung là trước đó có ăn bánh mì thịt mua tại cơ sở bánh mì Băng trong khoảng thời gian chiều tối 30.4. Sau khi ăn xuất hiện các triệu chứng như trên, sau khi mua thuốc uống không hết nên đã nhập viện điều trị.
Nhiều gia đình có 4- 5 người cùng bị ngộ độc
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, những người nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì đủ mọi lứa t.uổi, từ trẻ, thanh niên, người lớn và cả người già. Trong đó có nhiều gia đình cả 4 – 5 người đều bị ngộ độc và nhập viện điều trị.
Nơi vạch trần ‘kẻ giấu mặt’ gây ngộ độc thực phẩm
‘Làm sao để tìm ra kết quả nhanh nhất và chính xác nhất’ là áp lực rất lớn đối với các kiểm nghiệm viên khi tiếp nhận mọi vụ ngộ độc thực phẩm.
Bởi đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ bác sĩ lâm sàng điều trị đúng hướng và đưa ra cảnh báo cho cộng đồng.
Ba tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 3 người t.ử v.ong.
Năm 2023, toàn quốc ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 ca t.ử v.ong. Ba chỉ số này lần lượt trong năm 2022 là 54 – hơn 1.300 và 18.
Về nguyên tắc, các trường hợp ngộ độc và ngộ độc thực phẩm hầu hết có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, việc chẩn đoán xét nghiệm, điều trị gặp nhiều khó khăn bởi có nhiều bệnh mới nổi và thay đổi liên tục, thậm chí có những trường hợp chưa từng được đề cập trong y văn hoặc gặp thực tế.
Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (15/4-15/5), VietNamNet đăng tải tuyến bài Đằng sau những vụ ngộ độc gây ám ảnh, chia sẻ những câu chuyện, hành trình giải mã độc chất và nỗ lực cứu người của các thầy thuốc.
Bài 1: 24 giờ truy tìm manh mối cứu nạn nhân nhiễm độc c.hết người từ thực phẩm bẩn
Song hành cùng áp lực điều trị, chạy đua cứu mạng sống bệnh nhân của bác sĩ là các kiểm nghiệm viên, nghiên cứu viên – những người đi tìm “thủ phạm” gây nên các vụ ngộ độc. Trong bối cảnh ngày càng nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, áp lực mà họ phải đối mặt không chỉ là số lượng mẫu tăng mạnh mà còn là độ khó bởi “hợp chất, hóa chất mới gây bệnh chưa từng có trong y văn và thực tế, có những bệnh chỉ gặp trên động vật nay lại thấy trên người”.
Những chia sẻ của Tiến sĩ, dược sĩ Trần Cao Sơn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quốc gia, sẽ cho thấy vấn nạn ngộ độc thực phẩm ngày càng nguy hiểm và phức tạp như thế nào.
Theo Tiến sĩ, dược sĩ Trần Cao Sơn, chỉ khoảng 70% vụ ngộ độc thực phẩm xác định được tác nhân chính xác gây ngộ độc. Ảnh: Thạch Thảo
Những người chạy đua với thời gian
Nhớ lại một ngày cách đây vài năm, gần hết giờ làm việc hành chính, Tiến sĩ, dược sĩ Trần Cao Sơn nhận được điện thoại từ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai thông tin một nhóm bệnh nhân nước ngoài bị ngộ độc sau khi uống rượu ngâm hoa quả được gửi sang Việt Nam điều trị. Một số bệnh nhân có dấu hiệu tan huyết nhưng chưa rõ tác nhân gây ra.
Lập tức, mẫu rượu nghi ngộ độc được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai sang Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia. Một hội đồng tư vấn được thiết lập, căn cứ trên tất cả yếu tố, dữ liệu cung cấp, các chuyên gia bắt đầu hành trình “chạy đua” với thời gian.
Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia có 7 labo. Để tìm ra sớm nhất tác nhân gây ngộ độc (do tác nhân hóa học, vật lý, vi sinh), các chuyên gia phải huy động toàn bộ labo cùng phân tích mẫu.
Lý giải điều này, Tiến sĩ Sơn cho biết: “Cùng một triệu chứng có thể gây ra bởi nhiều hợp chất, có những hợp chất mà chúng ta chưa hề biết, do đó, phải đưa vào nhiều labo khác nhau để cùng thực hiện”. Để gây ra triệu chứng tan huyết như các bác sĩ lâm sàng mô tả, các chuyên gia của viện nhận định có thể do thuốc chuột, thuốc trừ sâu hoặc nhiều loại dược chất, hóa chất khác.
Tùy theo từng vụ ngộ độc, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia có thể phải huy động tất cả 7 labo cùng phân tích mẫu. Ảnh: Thạch Thảo
Thời điểm đó, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia vừa được Bộ Y tế trang bị thiết bị sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao rất hiện đại. Máy này giúp phát hiện ra những hợp chất mới có thể tồn tại trong thực phẩm. Đến nay, viện cũng là đơn vị duy nhất của ngành y tế sở hữu loại máy chất lượng cao này.
Sau khi tiếp nhận mẫu nghi gây ngộ độc, các labo hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ. Bất kỳ labo nào phát hiện mối nguy đầu tiên cũng được thông tin ngay để định hướng kiểm nghiệm tiếp theo. Cuối cùng, các kiểm nghiệm viên tại đây phát hiện trong mẫu rượu được cung cấp chứa chất pyrogallol – tác nhân gây ra triệu chứng tan huyết ở bệnh nhân.
“Pyrogallol từng được đề cập trong y văn với những thông tin về tác hại với sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có thông tin nào trong nước và quốc tế công bố chất này có trong thực phẩm”, vị chuyên gia nhớ lại.
Kết quả xét nghiệm nhanh, chính xác là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ lâm sàng điều trị đúng hướng. Không chỉ vậy, tìm ra chính xác nguyên nhân còn là cơ sở, bằng chứng khoa học vững chắc để cơ quan chức năng cảnh báo cộng đồng, từng bước tiến hành xử lý các cá nhân, đơn vị liên quan. Nói không quá, kiểm nghiệm viên tại các phòng labo chính là những người “vạch trần kẻ giấu mặt” gây ngộ độc thực phẩm.
Nỗi lo thường trực
“Làm sao để cho kết quả nhanh nhất và chính xác nhất” là áp lực rất lớn đối với các kiểm nghiệm viên khi tiếp nhận bất kỳ vụ ngộ độc thực phẩm. Tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia luôn có ê-kíp trực ngộ độc, tiếp nhận mẫu và tiến hành kiểm nghiệm. Quy trình thực hiện kể cả ngoài giờ, cuối tuần hay ngày lễ, Tết.
“Chuyện nửa đêm nhận điện thoại của địa phương, đơn vị bạn, hoặc phải lên đường đi lấy mẫu, điều tra ngộ độc thực phẩm ở những địa bàn cách Thủ đô hàng chục giờ đi đường là rất bình thường”, dược sĩ Sơn cho hay.
Thời gian là vấn đề khiến các kiểm nghiệm viên căng thẳng nhất. Do đó, theo Tiến sĩ Trần Cao Sơn, đối với một ca ngộ độc, việc có mẫu nghi ngờ là “niềm mong mỏi” của tất cả kiệm nghiệm viên. Bên cạnh đó, họ phải thu thập mẫu bệnh phẩm gồm dịch nôn, dịch dạ dày, có khi phải lấy mẫu m.áu, phân, nước tiểu của bệnh nhân để hỗ trợ xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Quá trình kiểm nghiệm các hóa chất, độc tố có thể giúp phát hiện ngay “thủ phạm”. Tuy nhiên, đối với trường hợp ngộ độc do các vi sinh vật, việc tìm nguyên nhân có thể mất từ 3-6 ngày, thậm chí lâu hơn. Ví dụ, để khẳng định mẫu thực phẩm có độc tố botulinum, các kiểm nghiệm viên phải mất vài ngày.
“Làm sao để cho kết quả nhanh nhất và chính xác nhất” là áp lực rất lớn của các kiểm nghiệm viên mỗi khi tiếp nhận bất kỳ vụ ngộ độc thực phẩm nào. Ảnh: Thạch Thảo
Trong tình huống khó nhất là không còn mẫu thực phẩm, ngoài mẫu bệnh phẩm, dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ phải tận dụng điều tra nhiều yếu tố khác như dịch tễ, phỏng vấn lấy dữ liệu bổ trợ.
“Thực tế, chỉ khoảng 70% vụ ngộ độc thực phẩm xác định được tác nhân chính xác gây ngộ độc. Bởi nhiều vụ việc dù có mẫu thực phẩm nghi ngờ nhưng kiểm nghiệm viên vẫn không xác định được nguyên nhân chính xác, buộc phải về nơi xảy ra vụ việc truy tìm nguyên nhân”, Tiến sĩ Sơn cho biết.
Nhiều vụ việc dù không phát hiện độc tố trong mẫu thực phẩm nhưng khi các cán bộ Viện Kiểm nghiệm ATVSTP về địa phương lại phát hiện nhiều vỏ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ… vứt nhiều xung quanh khu vực xảy ra ngộ độc. Các kiểm nghiệm viên phải lấy mẫu nước, mẫu rau trồng… mới truy tìm ra được thủ phạm.
“Lo nhất là không xác nhận nguyên nhân chính xác để trả kết quả, giải quyết vụ ngộ độc”, ông Sơn nói.
Ngoài những nguyên nhân khách quan, vị chuyên gia thẳng thắn nhìn nhận còn có những khó khăn chủ quan liên quan đến năng lực kiểm nghiệm, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều hợp chất gây ngộ độc mới xuất hiện trong khi chưa kịp có đủ phương pháp kiểm nghiệm.
Theo ông Sơn, việc phát triển phương pháp để đáp ứng thực tế này rất quan trọng. Đồng thời, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đang đề xuất Bộ Y tế thành lập Trung tâm đ.ánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm để có những nghiên cứu bài bản, dựa trên bằng chứng khoa học nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam.