GĐXH – Tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn mửa liên tục, mệt lả, ít vận động, đại tiện ra máu… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời
Thực hư công dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực, đây là 4 bài thuốc hiệu quả nhất nhưng tuyệt đối tránh sai lầm này!
GĐXH – Cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều ghi nhận nhiều tác dụng tuyệt vời của hoa đu đủ đực với sức khỏe. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng nhiều.
Chiều 2/3, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết các bác sĩ bệnh viện vừa phẫu thuật cấp cứu lấy khối tắc ruột do bã thức ăn từ cơ thể bệnh nhi H.A.K., 8 tuổi, ở Hà Nội.
Trước đó, bé H.A.K. đến Bệnh viện Việt Đức với biểu hiện đau bụng 4 ngày kèm nôn mửa. Mẹ bệnh nhi cho biết khi con đau bụng đã được gia đình đưa đi khám tại một một số bệnh viện ở Hà Nội và điều trị nội trú 3 ngày theo dõi tắc ruột không rõ nguyên nhân.
Khi tới Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhi được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn. Hình ảnh trên phim chụp cho thấy bã thức ăn di chuyển xuống dưới nhưng bị tắc ở đoạn ruột non cách góc hồi manh tràng 20 cm, kích thước 4×2 cm cứng chắc.
Tắc ruột ở trẻ là tình trạng các chất có trong lòng ruột (ruột non và đại tràng) bị tắc nghẽn. Ảnh minh họa
Bác sĩ Vũ Hồng Tuân, Khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức, đã mổ cấp cứu cho bệnh nhi bằng phương pháp mở ruột non lấy bã thức ăn làm xẹp ruột có nội soi hỗ trợ. Tuy nhiên, việc mổ nội soi ổ bụng chướng rất khó can thiệp nên bác sĩ đã chuyển sang mổ mở nhỏ 5 cm.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện khối bã thức ăn rất cứng chắc ở đoạn cuối hồi tràng. 4 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhi đã tiêu hoá lưu tốt, được ăn nhẹ và chăm sóc tại khoa điều trị.
Theo bác sĩ Tuân, có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột non như do nuốt dị vật không thể tiêu hoá được, do bệnh nhi có bệnh nền về tuỵ gây khó tiêu hoá thức ăn, búi giun gây tắc ruột.
Tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao và phương tiện kỹ thuật hiện đại để kịp thời được thăm khám và xử lý.
5 thực phẩm dễ gây tắc ruột, cha mẹ cần biết để tránh
Quả hồng
Quả hồng còn có chứa chất tanin gây ra vị chát và chất pectin. Chất này có nhiều trong vỏ và quả hồng xanh chưa chín kỹ.
Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi ăn nhiều hồng, nhất là ăn khi đói, các chất này cộng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn… Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Quả ổi
Quả ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu ăn nhiều hoặc ăn ổi ương, ổi non còn nhiều chất chát sẽ có hại cho người bị bệnh dạ dày hoặc táo bón. Kể cả ăn ổi chín, nếu không bỏ hạt ổi cũng gây khó tiêu, cản trở tiêu hóa.
Trên thực tế có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện cấp cứu vì bị tắc ruột do ăn nhiều ổi hoặc ăn quá nhiều hạt gây tắc ruột non.
Quả sung
Quả sung là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều loại quả này, nhất là lúc đói, các chất tanin cộng với hàm lượng chất xơ cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu. Ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành khối bã rắn chắc, dễ dẫn đến tắc ruột.
Quả hồng xiêm
Ăn hồng xiêm tốt cho sức khỏe đường ruột nhưng ăn quá nhiều chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều hồng xiêm, lượng chất xơ tăng lên sẽ tạo thành lớp màng ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
Ngoài ra chất tannin có rất nhiều trong quả hồng xiêm, đặc biệt là hồng xiêm chưa chín kỹ cũng là nguyên nhân gây khó tiêu, đầy hơi, táo bón, thậm chí tắc ruột.
Măng
Măng cũng là loại thực phẩm phổ biến gây tắc ruột. Dù lượng chất xơ trong măng giúp cải thiện đường tiêu hóa nhưng với những người bị đau dạ dày ăn măng khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn bị lên men, sinh khí và gây ợ chua, đầy bụng, đau dạ dày…
Đặc biệt, măng già và măng khô thì lượng chất xơ càng nhiều, càng làm tăng nguy cơ đau dạ dày và một trong những thủ phạm dễ gây tắc ruột khi ăn.
Những cách phòng tắc ruột cho trẻ
– Thức ăn cho trẻ nên nấu chín, ninh nhừ trước khi cho trẻ ăn
– Nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ, các loại rau có độ nhớt cao như rau lang, mồng tơi, rau đay…chống táo bón rất hiệu quả.
– Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày của trẻ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều.
– Tránh các loại đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chất béo.
– Rèn luyện cho trẻ nhai kỹ, nhai chậm khi ăn.
– Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
– Hạn chế cho trẻ ăn các loại quả nhiều nhựa như hồng xiêm, quả sung, quả hồng,… nhất là lúc trẻ đói.
– Khám sức khỏe định kỳ cho bé.
Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn mửa liên tục, mệt lả, ít vận động, đại tiện ra máu…cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng nhằm phát biện bệnh và ngăn ngừa các biến chứng khó lường.
Cha mẹ bất cẩn, bé 6 tuổi ăn phải bim bim tẩm thuốc diệt chuột
GĐXH – Gia đình tẩm thuốc diệt chuột vào bim bim để bẫy chuột nhưng do bất cẩn, bé N. đã lấy phải bim bim đó ăn. Ngay sau khi phát hiện gia đình đã đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu.
Học sinh tăng tốc ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới