GĐXH – Hãy sử dụng giấy ăn đúng mục đích, không lấy giấy vệ sinh toilet (giấy cuộn) để lau miệng mà nên dùng giấy ăn, vì dù sao loại này cũng sạch hơn.
Chế độ ăn kiêng khiến blogger nổi tiếng qua đời ở tuổi 39 có gì sai?
GĐXH – Blogger nổi tiếng khẳng định đã không uống nước lọc trong 6 năm, thay vào đó cô dùng nước ép trái cây và rau củ. Cô nói rằng mình không ăn muối, dầu ăn hay protein. Cô cũng tự hào khoe nhiều người không tin cô sắp bước sang tuổi 40.
Khăn giấy hiện nay là vật dụng quen thuộc, xuất hiện trong mọi gia đình, từ phòng khách, nhà bếp cho đến nhà vệ sinh… Mỗi loại giấy lại có đặc điểm và công dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều cứ vô tư sử dụng giấy vệ sinh để lau miệng như giấy ăn, điều này vô tình gây ra vô số những rắc rối cho sức khỏe.
Tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh để lau miệng. Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất ở hai quy trình khác nhau và chất lượng thành phẩm cũng khác nhau.
Giấy ăn được sản xuất từ các nguyên liệu gỗ, trúc, các loại cỏ… Còn giấy vệ sinh thông thường được các doanh nghiệp làm từ giấy tận thu hay còn gọi là giấy tái chế, một số ít sử dụng giấy nguyên thủy. Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel nhằm tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.
“Nếu chúng ta dùng giấy vệ sinh lau miệng, lau bát đũa trước khi ăn, các hạt bụi từ mủn giấy, vi khuẩn, tạp chất, hoặc hóa chất tẩy trắng độc hại trong chúng sẽ bám vào dụng cụ ăn uống, thức ăn và đi vào cơ thể của chúng ta. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể như hệ hô hấp, bệnh về da và mắt” – PGS.TS Thịnh nêu rõ.
3 nguy hại khôn lường khi dùng giấy vệ sinh để lau miệng
Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và chất tẩy javel khi sản xuất giấy vệ sinh khiến loại giấy này tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Bạn sẽ mắc phải sai lầm trầm trọng nếu bạn dùng giấy vệ sinh để lau miệng.
Không chỉ lau miệng, dùng giấy vệ sinh để lau bát đũa cũng cực nguy hiểm. Ảnh minh họa
Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt
Khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, bạn vô tình tiếp xúc với những giấy vệ sinh đã nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại có cơ hội thuận lợi nhất đi vào cơ thể người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa
Trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn. Khi dùng chúng lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa và sức đề kháng yếu.
Nguy cơ mắc bệnh đường miệng
Giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất theo các tiêu chí khác nhau. Thông thường những giấy vệ sinh thường có chất lượng kém hơn và nhiều sản phẩm có bụi giấy nhiều. Khi sử dụng vô tình làm giấy ăn, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Những hạt bụi này sẽ thuận lợi đi vào phổi theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau.
Đặc biệt, chúng càng nguy hiểm hơn khi bạn sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng để làm giấy ăn sẽ vô cùng nguy hiểm.
Cách chọn giấy ăn an toàn
Theo các chuyên gia y tế, mọi người nên thay đổi thói quen và tốt nhất hạn chế sử dụng các sản phẩm khăn giấy. Trong trường hợp vẫn dùng loại giấy tiện ích này, nên chú ý:
Ảnh minh họa
– Giấy ăn an toàn thường có màu trắng hơi ngà như màu trắng hạt gạo, bề mặt mịn, không thô ráp. Trong khi giấy kém chất lượng có ánh xanh do huỳnh quang trong quá trình tái chế, bề mặt khô ráp, có lốm đốm điểm đen hoặc bụi mè do không loại bỏ được hết tạp chất.
– Giấy ăn sạch có độ mịn, dai, thấm hút nước tốt, khi lau chùi không có mùn giấy rơi ra và rất sạch sẽ. Đặc biệt là giấy an toàn thì ít có bụi, ngay cả khi xé, hoặc vò nát. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ về dị ứng, đau rát, hắt hơi sổ mũi ở những người nhạy cảm.
– Giấy ăn sạch ở trạng thái khô hoặc ẩm sẽ không xuất hiện các mùi lạ như hôi, hoặc mùi thuốc tẩy, nước hoa.
– Về khả năng hòa tan, giấy an toàn dễ tan trong nước, khi ẩm không bị vón cục.
Lợi – hại bất ngờ khi đạp xe tập thể dục, cần làm tốt điều này để kéo dài tuổi thọ của bạn
GĐXH – Khi đạp xe đạp, yên xe đỡ trọng lượng cơ thể, giải phóng cho đôi chân. Các khớp ở phía dưới như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân không bị trọng lượng cơ thể tỳ đè, sẽ giúp giảm thoái hoá khớp…
Một MC nổi tiếng giảm liền 11kg trong 1 năm nhờ từ bỏ một thói quen xấu này
GĐXH – Không ngờ một quyết định nhỏ đã giúp cuộc sống của một MC như anh thay đổi hoàn toàn. Đó là từ bỏ uống rượu.
Các mẹ nên bỏ ngay thói quen giặt đồ này để tránh gây bệnh cho con