Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh

Tại Khoa , 24/24h, những bước chân luôn vội, thiết bị y tế hoạt động liên tục và ánh điện không bao giờ tắt… Tất cả nguồn lực dồn về cuộc đua sinh mệnh giành giật sự sống cho bệnh nhân.

“Cuộc đua” sinh mệnh

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 1.

Tối muộn.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tiếng còi báo của chiếc xe 115 đang hướng thẳng đến sảnh khoa Cấp cứu “phá vỡ” màn đêm tĩnh mịch.

Nằm trên chiếc cáng được đẩy vào rất gấp, cụ bà 80 tuổi với gương mặt nhợt nhạt, đang gắng sức cho từng nhịp thở nặng nề.

“Bệnh nhân khó thở, có tiền sử suy tim”, thông tin từ lực lượng 115 ngay lập tức kích hoạt “quy trình cấp cứu”.

BS Nguyễn Văn Hùng – Trực cấp cứu nội khoa, cùng 2 điều dưỡng nhanh chóng tiếp cận ca bệnh và thực hiện các thăm khám bước đầu.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 2.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 3.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 4.

“Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp, thở khí phòng chỉ được 80% và phải thở gắng sức rất nhiều. Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp”, BS Hùng chẩn đoán bước đầu, chỉ định điều dưỡng viên ngay lập tức phải xử lý tình trạng khó thở cho bệnh nhân bằng oxy gọng kính và thuốc lợi tiểu.

Bác sĩ trực giải thích thêm rằng, dùng thuốc lợi tiểu để giảm thể tích tuần hoàn cho bệnh nhân, từ đó giảm gánh nặng cho tim giúp cải thiện tình trạng khó thở.

Sau khi thực hiện các can thiệp ban đầu theo y lệnh, giường bệnh được đẩy men theo những đường kẻ “xanh – vàng” đến khu chụp chiếu để làm xét nghiệm khí máu, chụp X-quang tim phổi và các xét nghiệm để đánh giá tình trạng suy tim.

“Cũng may bà cụ được đưa đến viện kịp thời, chỉ trễ thêm vài phút nữa có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng”, BS Hùng chia sẻ.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 5.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 6.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 7.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 8.

Chỉ trong 15 phút tiếp theo, liên tiếp 5 bệnh nhân mới được chuyển vào khoa, trong đó có 2 ca ở tình trạng cấp cứu.

“Bệnh nhân chấn thương vùng đầu, cột sống cổ, chấn thương vai trái. Chúng tôi sẽ cho cháu đi chụp phim và chụp cắt lớp, để đánh giá tổn thương và xem có chấn thương sọ não không.

Hiện chỉ số glassgow (được sử dụng để đánh giá tình trạng ý thức của bệnh nhân – PV) 15 điểm – Tỉnh táo hoàn toàn”, BS Hưng – Trực cấp cứu ngoại – giải thích về tình trạng nam sinh bị tai nạn giao thông, liên tục trấn an người nhà đang hoảng loạn.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 9.

Trên giường bệnh, thiếu niên 15 tuổi mắt nhắm nghiền vì đau. Vụ va chạm khiến cậu được đưa vào viện trong tình trạng nẹp cố định cổ, trên chân, tay chi chít những vết thương hở.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 10.

Ở chiếc giường phía đối diện, người đàn ông mặt đỏ bừng, nồng nặc mùi rượu vừa được bạn đưa vào cách đó ít phút đang dần mê man.

“Nuốt vào, nuốt vào, đúng rồi! Anh phải hợp tác để đặt xông thì chúng tôi mới điều trị được cho anh”, nữ điều dưỡng đứng sát mép giường liên tục động viên bệnh nhân hợp tác, để có thể rửa dạ dày điều trị tình trạng ngộ độc do uống quá nhiều rượu.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 11.

Người thân chia sẻ, trước đó, bệnh nhân cùng 3 người khác uống rượu ngâm ngọc cẩu. Sau chầu rượu, cả 4 người cùng có biểu hiện nôn, mê man nhưng người đàn ông này có tình trạng nặng nhất nên được đưa vào viện.

“Bệnh nhân bị ngộ độc cấp, chúng tôi đang theo dõi tình trạng ngộ độc rượu do ethanol và chưa loại trừ ngộ độc methanol. Chúng tôi đang làm xét nghiệm khí máu, nếu có toan phải tính đến tình trạng ngộ độc methanol thì sẽ rất nặng nề”, BS Nguyễn Văn Hùng chia sẻ về tình trạng của bệnh nhân.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 12.

Càng về khuya, các bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu chuyển vào càng dồn dập hơn, phần lớn là chấn thương do tai nạn giao thông.

Ánh đèn đỏ của xe 115 lại một lần nữa chớp nháy qua cửa kính Khoa Cấp cứu, báo hiệu một bệnh nhân nặng cần can thiệp gấp. Không nhớ được đây đã là chuyến xe thứ mấy từ đầu ca trực.

Đồng hồ lúc này điểm 12h đêm!

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 13.

24/24h: Chân luôn vội, đèn không tắt

Tại Khoa Cấp cứu, ngày cũng như đêm, dường như chỉ có căn phòng là bất động, còn mọi thứ luôn trong một guồng quay hối hả.

Theo ThS.BS Trần Minh Tân – Khoa Cấp cứu, mỗi ngày khoa tiếp nhận trên dưới 100 bệnh nhân, trong đó các trường hợp nặng, nguy kịch chiếm 1/3.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 14.

Riêng ca trực đêm kéo dài từ 17h đến 8h sáng hôm sau thường có khoảng 40 – 50 bệnh nhân nhập viện cấp cứu, con số này thường tăng cao vào dịp lễ hội, do người dân sử dụng nhiều bia rượu.

Với lượng bệnh nhân lớn, dồn dập và tình trạng nặng, 14 y, bác sĩ của ca trực đêm đòi hỏi phải phối hợp nhịp nhàng với nhau như những bánh răng, để vận hành tối ưu nhất “cỗ máy” Cấp cứu.

“Lực lượng tham gia kíp trực thường có khoảng 2 bác sĩ nội khoa, 6 bác sĩ ngoại khoa và 6 điều dưỡng”, BS Tân chia sẻ.

Các bác sĩ tham gia kíp trực cấp cứu được bố trí để đảm bảo có đủ các chuyên ngành cần thiết cho các trường hợp cấp cứu, ít nhất cần có chuyên ngành tiêu hóa (xử lý các trường hợp như tắc mật, viêm ruột thừa) và chấn thương (xử lý các trường hợp như: gãy xương, đa chấn thương, chấn thương sọ não).

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 15.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 16.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 17.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 18.

Các bác sĩ cũng được phân thành: cọc 1, cọc 2, cọc 3, cọc 4. Trong đó, bác sĩ cọc 1 là người giàu kinh nghiệm và chuyên môn nhất có thể đưa ra các quyết định cao nhất trong kíp trực.

Trong khi đó, lực lượng điều dưỡng có nhiệm vụ tiếp đón, phân loại bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật (lấy dấu hiệu sinh tồn, băng bó vết thương, cầm máu, cố định chi thể…), y lệnh như: điện tim, xét nghiệm máu…

“Mỗi người một nhiệm vụ, nhiều lớp hỗ trợ nhau giúp cấp cứu bệnh nhân nhanh, chính xác và đảm bảo hiệu suất làm việc xuyên suốt ca trực kéo dài 14 giờ đồng hồ”, BS Tân nhấn mạnh.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 19.

Tại đây 24/24h, những bước chân luôn vội, thiết bị y tế hoạt động liên tục và ánh điện không bao giờ tắt… Tất cả nguồn lực hướng đến cuộc đua sinh mệnh giành giật sự sống cho bệnh nhân.

“Mỗi 5 ngày chúng tôi lại trực cấp cứu một lần. Như vậy có những tuần phải trực đến 2 ngày. Đặc biệt với những cán bộ y tế nữ đã có gia đình, đây là một sự hy sinh rất lớn”, BS Tân trầm giọng, chia sẻ thêm rằng, điều may mắn là các chị em y bác sĩ trong khoa đều được chồng rất thấu hiểu.

Tranh thủ lúc vãn bệnh nhân, điều dưỡng Lan Anh ra một góc phòng gọi điện về cho gia đình. Cuộc gọi kéo dài vỏn vẹn 5 phút, cô chỉ kịp hỏi han chồng chuyện cơm nước hôm nay, nhắc đứa lớn vừa vào lớp 2 học bài, không quên hứa “mẹ đền” dẫn đi chơi vào cuối tuần. Kết thúc cuộc trò chuyện, nữ điều dưỡng có chút chạnh lòng khi không gặp được đứa nhỏ vì con đã ngủ.

“Đi trực vừa nhớ, vừa thương 2 đứa. Đứa lớn đã quen việc mẹ đi trực, ngủ với bố nhưng đứa út năm nay mới chỉ một tuổi còn bé quá”, Lan Anh chia sẻ.

Cô kể rằng, những hôm không trực gần như dành toàn bộ thời gian rảnh bên các con, xem đó là sự bù đắp cho con và cũng là cho chính mình.

Những nốt lặng giữa lằn ranh sinh – tử

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 20.

Người phụ nữ ngoài 30 tuổi ghì chặt bàn tay cụ ông đang nằm trên giường bệnh Khoa Cấp cứu, khóc nghẹn.

Trước đó, phát hiện cụ ông bị liệt nửa người, gia đình đã ngay lập tức đưa cụ vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, thời điểm này đã trễ mất “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ.

“Qua chụp CT, xác định bệnh nhân bị tắc động mạch não bên trái, giảm tỷ trọng nhu mô não. Đáng tiếc là thời điểm nhập viện đã quá thời gian để dùng thuốc tiêu huyết khối (một loại thuốc làm tái thông mạch máu có chỉ định rất chặt chẽ – PV), chỉ có thể điều trị nội khoa thông thường”, BS Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 21.

Với trường hợp bệnh nhân bị tắc mạch máu lớn như vậy, tiên lượng của bệnh nhân rất nặng nề. Sau khoảng 3 ngày não có thể phù gây ra tăng áp lực nội sọ, làm cho tình trạng bệnh nhân nặng lên. Lúc này, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng suy tuần hoàn, suy hô hấp phải đặt nội khí quản.

“Nếu may mắn thoát khỏi tình trạng thở máy, bệnh nhân vẫn có thể tàn phế.” vị bác sĩ trầm giọng, thở dài, “Giá như đến sớm hơn cơ hội hồi phục của bệnh nhân là cao hơn rất nhiều. Thật đáng tiếc!”.

Bước ra bên ngoài cánh cửa phòng Cấp cứu, một người đàn ông thắp vội điếu thuốc để cố giữ bình tĩnh.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 22.

Chỉ ít phút trước, anh cùng vợ đưa con vào cấp cứu sau khi bé bị tai nạn giao thông.

Kết quả thăm khám bệnh viện tuyến dưới xác định trẻ có dịch trong khoang ổ bụng và ngay lập tức chuyển cháu bé lên Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Tại đây, thăm khám bước đầu trẻ vẫn tỉnh táo, huyết động tạm thời ổn định, bụng đã đỡ đau. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ định cho cháu bé đi chụp cắt lớp để kiểm tra chính xác tình trạng bên trong.

“Giờ phút này tôi chỉ biết đặt trọn vẹn niềm tin vào các bác sĩ. Mong con được bình an!” người bố nghẹn giọng, rồi lại tự trách mình đã không trông con cẩn thận hơn.

Trên hàng ghế chờ kế đó cũng đã kín chỗ bởi người nhà của các bệnh nhân đang phải cấp cứu. Người liên tục nhận cuộc gọi hỏi thăm tình hình, người thẫn thờ, người chắp tay, miệng lẩm bẩm như đang cầu khấn điều gì đó. Họ đều có điểm chung là nét mặt và ánh mắt lộ rõ sự căng thẳng, lo âu. Thế nhưng, nơi đây không phải là không có những nụ cười.

Bế con gái từ trong phòng Cấp cứu ra sảnh nơi bố đang dừng xe đợi sẵn, chị H. chia sẻ: “Con tôi đang chơi ở trường thì bị ngã đập đầu xuống đất. Về đến nhà con nôn 2 lần, gia đình hoảng quá đưa cháu vào viện cấp cứu từ 5 rưỡi chiều.

Đêm trắng cấp cứu: Chân không nghỉ, đèn không tắt trên đường đua sinh mệnh - Ảnh 23.

May mắn là các bác sĩ kiểm tra não cháu không bị tổn thương gì. Sau khi uống thuốc và nằm theo dõi vài tiếng, con khỏe lại không còn buồn nôn nữa nên được cho xuất viện”.

Người mẹ trẻ không giấu được sự vui mừng vì con bình an, hôn một cái thật sâu lên má con gái.

Bên trong cánh cửa khoa Cấp cứu, các y, bác sĩ vẫn đang tận lực cứu chữa bệnh nhân để tiếp tục thắp lên những ngọn lửa hy vọng.

Nỗi ám ảnh của bác sĩNỗi ám ảnh của bác sĩ

Với những bác sĩ ở vùng sâu, vùng xa, cuộc chiến đầu tiên mà chúng tôi phải đối mặt là cuộc chiến với vô vàn hủ tục lạc hậu. Bởi nhiều bệnh nhân thà chấp nhận ở nhà cúng bái, mời thầy đến “bắt ma” chứ nhất định không chịu đi viện.

Minh Nhật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *