Một nghiên cứu dựa trên 350.000 người cho thấy 4 thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp bạn chống lại cả những yếu tố di truyền làm suy giảm t.uổi thọ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh (Anh) và Trường Y khoa thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) chỉ ra bất kỳ nguy cơ di truyền nào về t.uổi thọ ngắn hơn hoặc tăng nguy cơ t.ử v.ong sớm có thể được bù đắp bằng lối sống lành mạnh hơn khoảng 62%.
Trong khi đó, những người có lối sống không lành mạnh có nguy cơ t.ử v.ong sớm tăng 78%, cho dù họ có mang gen rút ngắn t.uổi thọ hay không.
Ăn uống lành mạnh và tập thể dục là 2 trong số các biện pháp giúp tăng cường t.uổi thọ bất chấp “ gien xấu” – Ảnh đồ họa AI
Các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ dữ liệu của 350.000 người Anh, xem xét điểm rủi ro đa gien của người tham gia, gồm hàng ngàn biến thể di truyền để ước tính nguy cơ phát triển từng căn bệnh cụ thể.
Mỗi biến thể di truyền riêng lẻ có ảnh hưởng nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh của một người.
Nhưng bằng cách xem xét tất cả các biến thể cùng nhau, cộng với thời gian theo dõi trung bình 13 năm, các nhà khoa học có thể ước tính nguy cơ phát triển bệnh tổng thể.
Các tình nguyện viên được phân thành 3 nhóm t.uổi thọ được xác định về mặt di truyền bao gồm dài (20,1%), trung bình (60,1%) và ngắn (19,8%); cũng như phân thành 3 nhóm dựa trên lối sống, bao gồm rất lành mạnh(23,1%), trung bình (55,6 %) và không lành mạnh (21,3%).
Trong đó, 4 yếu tố quyết định lối sống lành mạnh là tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và không hút thuốc.
Kết quả công bố trên tạp chí BMJ Medicine cho thấy làm được những điều này – thậm chí khá trễ muộn, ở t.uổi 40 – những người mang “gien xấu” khiến t.uổi thọ suy giảm vẫn có thể sống lâu hơn 5 năm so với những người không cải thiện thói quen sinh hoạt.
Tất nhiên, lợi ích lên t.uổi thọ càng được tăng thêm nếu bạn bắt đầu 4 lối sống kia sớm hơn hoặc thuộc nhóm những người sống lành mạnh nhất, hoặc may mắn không mang “gien xấu”.
Lợi ích này đến từ việc giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh mạn tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và gây t.ử v.ong sớm, bao gồm các căn bệnh có liên quan đến di truyền.
Bình luận về nghiên cứu trên Daily Mail, ông Matt Lambert từ Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giớ cho biết các bằng chứng mới cho thấy bất chấp yếu tố di truyền, việc sống một lối sống lành mạnh có thể giúp chúng ta sống lâu hơn, bao gồm giúp giảm nguy cơ ung thư.
Ba ‘không’ của 1.000 người sống thọ 100 t.uổi
Chuyên gia người Mỹ Ben Meyers cho biết những người sống thọ 100 t.uổi không nghĩ tới t.uổi tác, làm việc không ngừng nghỉ.
Sau khi gặp gỡ hơn 1.000 người trăm t.uổi, hai nhà nghiên cứu về t.uổi thọ đã chia sẻ với Insider những điều họ học được về bí quyết sống lâu, hạnh phúc.
Ben Meyers và Fabrizio Villatoro là thành viên của một tổ chức xác nhận t.uổi những người già nhất thế giới và thu thập câu chuyện của họ làm cơ sở dữ liệu. Ben Meyers, Giám đốc điều hành của tổ chức, đã gặp gỡ hơn 1.000 người sống đến 100 t.uổi. Fabrizio Villatoro nói chuyện với khoảng 20 người sống đến 100 t.uổi và siêu thọ (từ 110 t.uổi trở lên).
Villatoro (ngoài cùng bên trái) và Ben Meyers (ngoài cùng bên phải) cùng bà Maria Branyas Morera, người sống lâu nhất trên thế giới. Ảnh: Insider
Di truyền có thể quyết định liệu ai sẽ sống đến 100 t.uổi hay không nhưng các yếu tố lối sống như chế độ ăn, tập luyện và mối quan hệ cũng có tác động. Meyers và Villatoro đã ghi nhận được nhiều thói quen và tư duy phổ biến của những người sống thọ trên khắp thế giới.
Không lo lắng về t.uổi tác
“Nhiều người sống đến 100 t.uổi tập trung vào những điều họ có thể kiểm soát, không quá lo lắng về những điều khác”, Meyers nói.
Họ thậm chí không lo lắng về t.uổi thọ của mình. “Không một người 100 t.uổi nào mà tôi đã gặp đặt mục tiêu sống đến t.uổi đó. Họ tận hưởng cuộc sống của mình và hạnh phúc vì vẫn còn ở đây”, Meyers chia sẻ.
Thay vào đó, người sống thọ tập trung vào những điều quan trọng đối với mình. Villatoro nói rằng hầu hết những người 100 t.uổi mà anh gặp ở châu Mỹ đều quan tâm tới gia đình, tôn giáo và “sống không áp lực”. Stress kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gần như mọi bộ phận của cơ thể như tăng huyết áp, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Làm việc không ngừng nghỉ
Sự cân bằng cuộc sống và công việc có lợi cho sức khỏe. Ở đảo trường thọ Sardinia (Italy), người dân thường ưu tiên gia đình hơn là sự nghiệp.
Nhưng điều này không đồng nghĩa những người sống trên 100 t.uổi không làm việc chăm chỉ và vui chơi hết mình. Villatoro và Meyers cho biết, nhiều người sống thọ ở châu Mỹ đã làm việc tay chân quần quật gần như suốt cả đời, có thể giảm nặng nhọc khi về già. Lúc họ cảm thấy cần nghỉ ngơi, đại gia đình sẽ chăm sóc cho họ.
Bà Maria Branyas Morera sinh năm 1907 tại Mỹ. Hiện bà sống ở Tây Ban Nha. Ảnh: Insider
Không ngừng bận rộn
Những người sống đến 100 t.uổi mà Villatoro đã gặp không bao giờ ngừng bận rộn, ngay cả khi họ đã cao t.uổi.
Duy trì hoạt động của cả cơ thể và tâm trí là chìa khóa quan trọng cho t.uổi thọ. Nghiên cứu chứng minh tập thể dục nhóm đặc biệt có ích vì tích hợp giao tiếp xã hội và vận động. Đọc sách, tham gia trò chơi giải chữ, các khóa học giáo dục có thể giúp duy trì chức năng nhận thức.
“Ngay cả khi không làm việc, họ vẫn tìm cách để ngày của mình bận rộn với thời gian dành cho gia đình và hoạt động xã hội. Lúc sức khỏe không tốt, họ vẫn có cách để giữ tinh thần”, Villatoro chia sẻ.