Bộ Y tế đang đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo t.huốc l.á điện tử (TLĐT), t.huốc l.á nung nóng (TLNN) và các sản phẩm t.huốc l.á mới khác.
Ngày 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế cho biết, TLĐT, TLNN là các sản phẩm mới xuất hiện trôi nổi tại Việt Nam gần 10 năm trở lại đây.
Việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á mới (chủ yếu là TLĐT và TLNN), đặc biệt là trong giới trẻ. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng TLĐT ở người trưởng thành tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020, trong khi đó, tỷ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 hiện đang sử dụng TLĐT năm 2023 là 7,0%.
Theo báo cáo tổng hợp từ gần 700 cơ sở KCB, chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN.
Ảnh minh họa
Trong đó, số người nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN, tập trung nhiều nhất ở lứa t.uổi từ 65 t.uổi trở lên với 580 ca nhập viện, lứa t.uổi từ 45-64 có 377 ca nhập viện, lứa t.uổi từ 25-44 có 138 ca nhập viện, lứa t.uổi từ 19-24 có 58 ca nhập viện, lứa t.uổi từ 16-18 có 44 ca nhập viện và lứa t.uổi dưới 16 t.uổi có 27 ca nhập viện.
Thực tế cho thấy, TLĐT và kể cả một số loại TLNN mới phát sinh, có sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá t.huốc l.á điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng m.a t.úy.
Thông qua việc phối trộn, người sử dụng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức hoặc thêm m.a t.úy và các chất gây nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện.
Đề cập đến vấn đề này, TS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống Độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian qua, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 130 trường hợp nhập viện sau khi sử dụng TLĐT.
Trong đó xét nghiệm nhiều mẫu TLĐT của bệnh nhân cho kết quả dương tính với m.a t.úy. Chi phí điều trị cho những ca ngộ độc TLĐT trộn m.a t.úy cấp tính nhẹ đến những ca nặng tốn trung bình từ trên 10 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng
“Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành t.huốc l.á điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề lớn và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân” – TS Nguyễn Trung Nguyên đề xuất.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, TLĐT và các dạng t.huốc l.á mới đang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợpao gồm nicotin, các loại m.a t.úy thế hệ mới và rất nhiều hóa chất khác, không chỉ gây nên gánh nặng khổng lồ mới về y tế, kinh tế, an ninh trật tự mà ảnh hưởng đến giống nòi và nhiều lĩnh vực khác.
“Nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng sẽ tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotin và các chất gây nghiện khác như m.a t.úy; tốn kém nhân lực và tài chính trong việc giảm tỷ lệ hút t.huốc l.á, giải quyết những gánh nặng bệnh tật và t.ử v.ong do t.huốc l.á cũng như các hệ lụy về xã hội, môi trường, kinh tế do t.huốc l.á thế hệ mới gây ra” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Trước thực trạng đáng báo động như hiện nay, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, trước mắt, Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TLĐT, TLNN và các sản phẩm thuốc mới mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.
Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ, Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tác hại t.huốc l.á để bổ sung quy định này vào luật để bảo đảm tính ổn định trong triển khai thực hiện.
Nắng nóng gay gắt, cần lưu ý về an toàn thực phẩm
Mùa hè năm nay nắng nóng đặc biệt gay gắt, có thể nhiệt độ cao kỷ lục. Nắng nóng và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, phát sinh vấn đề an toàn thực phẩm.
Theo đó, nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước giải khát tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, nơi du lịch…; nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh như ruồi nhặng, chuột… tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm.
Cần cảnh giác với món ăn đường phố, nhất là trong mùa nắng nóng – Ảnh: P.V
Để đề phòng nguy cơ xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) cần phải được quan tâm ở tất cả các khâu từ người sản xuất, kinh doanh, phân phối, đặc biệt là khâu chế biến, đến người phục vụ món ăn cho khách hàng, đều phải được quan tâm hàng đầu.
Về khâu chế biến món ăn, lưu trữ và phục vụ người tiêu dùng, thì người chế biến, người phục vụ phải quan tâm chấp hành tốt vấn đề vệ sinh, ATTP. Cùng với đó, người nội trợ trong mỗi gia đình cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản thức ăn để bảo vệ bản thân và gia đình mình…
Những điều cần biết để tránh nguy cơ về ATTP
Mỗi loại thực phẩm có cách lựa chọn và bảo quản khác nhau nhưng có một số điểm chung: Thực phẩm đạt chất lượng tốt phải còn tươi, màu sắc tự nhiên, không có mùi khác thường, không bị dập nát, mốc, hư hỏng. Thực phẩm phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, được bán ở những nơi có địa chỉ tin cậy.
Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm, không để thực phẩm trong môi trường nắng nóng dễ hư hỏng. Cần có biện pháp bảo quản thực phẩm thích hợp, không để lẫn thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm sống.
Nên rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, không nên để thức ăn quá lâu sau khi nấu xong, bảo quản thức ăn kỹ lưỡng tránh côn trùng, bụi bặm xâm nhập; hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm lên men không qua xử lý nhiệt như dưa chua, nộm, tiết canh…, phải có đủ nước sạch trong chế biến.
Thực hiện ăn chín, uống sôi, nên ăn ngay sau khi chế biến xong, đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng. Không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, các loại thức ăn lề đường, vỉa hè. Trong những ngày nắng nóng, cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…
Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những nguồn gây ô nhiễm khác. Đảm bảo dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, vệ sinh sạch sẽ.
Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan – Giám đốc Sở ATTP TP.HCM, để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng, người dân cần ăn ngay khi thức ăn vừa được chế biến, nấu chín. Thức ăn chín chỉ có thể để được tối đa 2 giờ trong nhiệt độ bên ngoài; bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 độ C để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Thực phẩm tươi sống dễ hỏng như cá, thịt, hải sản nên được giữ ở nhiệt độ khoảng 2 – 3 độ C và rã đông thực phẩm đông lạnh an toàn, việc rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh; không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông.