Nhờ công nghệ sàng lọc di truyền t.iền làm tổ (PGT) kết hợp với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhiều cặp vợ chồng mang gene bệnh lý đơn gene đã vỡ òa hạnh phúc khi vẫn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Vợ chồng chị Lê Thị Nguyên và anh Hoàng Đức Lân, quê Hưng Yên kết hôn năm 2011, cũng trong năm đó anh chị hạ sinh con trai đầu lòng mang niềm hạnh phúc đến gia đình nội ngoại hai bên.
Chị Nguyên kể, ngày mới sinh em bé khỏe mạnh bụ bẫm như bao đ.ứa t.rẻ khác, chỉ duy nhất một điều là khoảng 17 tháng t.uổi bé mới bắt đầu chập chững biết đi.
Ảnh minh họa.
Đến năm 2015, khi con 4 t.uổi vợ chồng chị quan sát thấy con đi lại có phần khó khăn, nhất là khi leo cầu thang, hay ngã. Tưởng con thiếu dinh dưỡng nên hai vợ chồng mua thuốc bổ về cho con uống một thời gian nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Hai vợ chồng mình bắt đầu lo lắng và đưa con ra Bệnh viện nhi Trung ương khám. Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi, chưa có phương pháp điều trị, thậm chí bệnh này còn ảnh hưởng đến t.uổi thọ của con.
Nghe vậy, hai vợ chồng ù tai, sững người lại và không tin đó là sự thật vì nghĩ quá trình mang thai mình hoàn toàn khỏe mạnh, sinh ra con cũng bình thường thì không thể có chuyện đó được.
Không chấp nhận sự thật, anh chị tiếp tục bế con đi khắp các viện khác nhưng tất cả đều trả về một kết quả giống nhau là con mắc bệnh lý đơn gene loạn dưỡng cơ Duchenne.
Bác sĩ giải thích bệnh loạn dưỡng cơ là bệnh lý di truyền đơn gene nên hai vợ chồng chị Nguyên quyết định đi làm các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả cho thấy chị Nguyên mang gene bệnh nhưng ở thể lặn (người lành mang gene bệnh). Bác sĩ khuyên nếu sau này muốn sinh thêm con thì nên làm Thụ tinh ống nghiệm (IVF) kết hợp sàng lọc phôi để loại bỏ những phôi mang gene bệnh, tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Nghe tin dữ về bệnh tình của con, những năm sau đó hai vợ chồng lao vào làm kinh tế để có điều kiện đưa con đi phục hồi chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu với mong muốn làm chậm quá trình phát triển bệnh.
Suốt 5 năm chạy chữa, đi khắp nơi thực hiện vật lý trị liệu, thậm chí mời bác sĩ về tận nhà phục hồi chức năng cho con, nhìn các cơ chân cơ tay của con ngày càng yếu, dần mất khả năng đi lại, hai vợ chồng chị Nguyên không khỏi xót xa buồn tủi.
Khát khao được làm mẹ thêm lần nữa thôi thúc anh chị gom góp hết vốn liếng tài sản quyết tâm ra Hà Nội thăm khám, tìm kiếm cơ hội mong được sinh thêm một người con khỏe mạnh.
Tháng 5/2021, qua lời giới thiệu của người quen đã thực hiện hỗ trợ sinh sản thành công tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, hai vợ chồng quyết định đến đây thăm khám để thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Trải qua nhiều vất vả, vừa chăm sóc con trai đầu lòng mang bệnh vừa mang áp lực kinh tế trang trải cuộc sống, lần này đến với Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng chị Nguyên coi đây là “ván cược cuối cùng” trên hành trình tìm kiếm thêm người con khỏe mạnh.
Sau khi được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm chuyên sâu hai vợ chồng bước vào quá trình kích trứng, tạo phôi và nuôi phôi lên ngày 5. Sau đó, những phôi này được mang đi sàng lọc để loại bỏ các phôi mang bất thường gene trước khi chuyển vào tử cung của người mẹ.
Đúng như mong ước, cả thai kỳ chị Nguyên diễn ra thuận lợi. Ngày 8/1/2023 một sinh linh bé bỏng đã chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, không mang gene bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne.
Bố mẹ đặt tên con là Hoàng Tiến Đạt với ý nghĩa mặc dù trải qua bao khó khăn vất vả nhưng họ vẫn chọn cách tiến về phía trước, tin tưởng vào y học hiện đại và cuối cùng bố mẹ cũng đạt được ước mơ bế trên tay một bé yêu hoàn toàn khỏe mạnh.
Chia sẻ về các trường hợp bố mẹ mang gene bệnh lý di truyền vẫn có cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh, bác sĩ CKI Nguyễn Thành Trung, Trưởng Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, sự kết hợp giữa phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và kỹ thuật sàng lọc phôi t.iền làm tổ là giải pháp điều trị hiệu quả mang đến niềm hạnh phúc vô bờ cho các cặp vợ chồng mang gene bệnh lý như: Tan m.áu bẩm sinh (Thalassemia), m.áu khó đông (Hemophilia), teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, thận đa nang, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh…
Bác sĩ Trung cũng cho biết thêm, bệnh nhược cơ Duchenne là một bệnh di truyền liên kết với giới tính lặn, có tần số cao trong các bệnh di truyền của nhóm bệnh loạn dưỡng cơ.
Những người có t.iền sử gia đình mắc bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn di truyền, thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm di truyền trước khi thực hiện hỗ trợ sinh sản Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp sàng lọc phôi t.iền làm tổ.
Người phụ nữ 51 t.uổi có thai bằng trứng duy nhất trong buồng trứng
Người phụ nữ 51 t.uổi có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng duy nhất lấy được từ buồng trứng bị suy.
Ngày 24-4, thông tin từ Bệnh viện sản nhi Phú Thọ cho biết nơi đây vừa thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho bệnh nhân TTn (51 t.uổi, ngụ Phú Thọ).
Quá trình giúp người phụ nữ 51 t.uổi có thai bắt đầu từ tháng 6-2023. Lần đó, chị N đến thăm khám tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và nam học của bệnh viện với mong muốn thực hiện hỗ trợ sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Kết quả thăm khám cho thấy chị N bị suy buồng trứng, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) chỉ còn 0,3 (trong khi chỉ số này ở phụ nữ khỏe mạnh, bình thường nằm trong khoảng từ 2,0-6,8ng/ml).
Hình ảnh trên siêu âm của chị N cho thấy thai đã về tử cung an toàn. Ảnh PV
Nhận định là một trường hợp khó do bệnh nhân đã lớn t.uổi, nếu IVF thành công, quá trình mang thai cũng sẽ rất vất vả, các bác sĩ đã động viên và tư vấn rất nhiều. Song mong muốn của người phụ nữ đã bước sang t.uổi ngũ tuần đã thuyết phục được các bác sĩ.
Chị N được áp dụng phác đồ điều trị riêng, theo dõi sát sao và dùng thuốc tạo vòng kinh (do nội tiết kém, k.inh n.guyệt không đều).
ThS.BS Nguyễn Thị Mai – Phó Giám đốc trung tâm, người trực tiếp thực hiện khám và điều trị cho chị N, chia sẻ đây là ca rất đặc biệt vì chị N thuộc nhóm bệnh nhân lớn t.uổi nhất ở trung tâm từ trước đến nay.
Người phụ nữ 51 t.uổi có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh PV
“Bệnh nhân bị suy buồng trứng, trứng rất ít và chất lượng kém. Thời điểm chọc trứng, các bác sĩ chỉ lấy được một trứng duy nhất có chất lượng tốt mang đi thụ tinh và tạo được một phôi duy nhất” – bà Mai cho biết.
Ngày 9-4 vừa qua, chị N quay lại trung tâm để thực hiện chuyển phôi và may mắn đậu thai ngay lần đầu. Hôm nay, sau 14 ngày chuyển phôi, thai đã vào buồng tử cung, chị tới tái khám định kỳ và nghe bác sĩ tư vấn, hướng dẫn chăm sóc thai kỳ an toàn.
Bà Mai cũng cho biết, việc thai phụ 51 t.uổi có thai đối mặt với nhiều nguy cơ do đã lớn t.uổi, song các bác sĩ sẽ đồng hành với thai phụ trong suốt thai kỳ.