Mẹ mang thai to, con sinh ra đối mặt nguy cơ gì?

GĐXH – gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Mẹ mang thai to, con chào đời với cân nặng “khủng”

Ngày 28/2, thông tin từ Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ đơn vị này vừa mổ đẻ thành công cho một sản phụ mang thai to, bé trai chào đời nặng gần 5,8 kg.

Cụ thể, sản phụ là N.T.A.T (29 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM), được mổ lấy thai vào trưa ngày 27/2. Bé trai chào đời nặng 5.770 gram. Đây là con thứ hai của chị T, mẹ có vết mổ cũ, sinh ở thai tuần thứ 38,5.

Hiện tại, sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, không ghi nhận có tiểu đường thai kỳ. Đây cũng là một trong số những ca nặng cân nhất sinh tại bệnh viện.

Liên tiếp các trường hợp sinh con có cân nặng “khủng”: Làm gì để kiểm soát cân nặng thai nhi ở mức bình thường? - Ảnh 1.

Em bé nặng 6kg chào đời tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Ảnh BVCC

Ngay trước đó vài ngày, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cũng mổ đẻ thành công, đón bé gái sơ sinh nặng 6kg. Em bé là con của sản phụ Trần Thị H. (36 tuổi, trú xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh).

Chị H mang thai lần thứ 3, ở tuần 40. Sản phụ có 2 vết mổ đẻ cũ, được bác sĩ chẩn đoán thai nhi to, trọng lượng lớn hơn mức bình thường nên được chỉ định mổ đẻ. Bé gái chào đời da hồng hào, khóc to, được theo dõi tại bệnh viện.

Trên thực tế, hiện nay, việc mang thai to không phải là hiếm. Năm 2017, các bác sĩ tại Vĩnh Phúc ghi nhận một trường hợp bé trai được chào đời với cân nặng 7,1kg. Năm 2022, một bé gái khác nặng 6,2kg cũng được chào đời khỏe mạnh tại Bắc Giang.

Tất cả những ca thai nhi có cân nặng lớn này đều được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Với mức cân nặng này, các em bé sinh ra tương đương với một đứa trẻ 2-3 tháng tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến thai to

Theo các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh dao động trong khoảng 2,8 – 3,5kg nếu sinh đủ tháng. Theo các nước phương Tây, trẻ sơ sinh từ 4kg trở lên được gọi thai to hay thai thừa cân. Còn ở nước ta thai trên 3,5kg được xem là thai to (đánh giá dựa trên cơ thể phụ nữ Việt Nam).

Nguyên nhân dẫn đến thai to phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn do di truyền, tức là bố mẹ cao to, khỏe mạnh sẽ dễ sinh ra những đứa trẻ nặng cân hơn bình thường hoặc người mẹ đã sinh nhiều lần, con sau có thể sẽ to hơn con trước.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của thai phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng, thai nhi hấp thu tốt cũng khiến cân nặng của đứa trẻ phát triển hơn. Ngoài ra, một số yếu tố khác dẫn đến thai to như: Thời gian mang thai vượt qua ngày dự sinh; mang thai trên 35 tuổi; mẹ có tiền sử sinh con to trước đó; do một số hội chứng di truyền bệnh lý hiếm…

Những nguy cơ khi thai to

Theo các bác sĩ sản khoa, với những trường hợp thai to, thai nhi có cân nặng “khủng”, có thể người nhà bệnh nhân mừng còn các bác sĩ thì rất lo lắng. Bởi thai to gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Trong đó, với người mẹ, việc mang thai to khiến quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn, kéo dài, tỷ lệ mổ cao. Cùng với đó, thai to gây tổn thương ở âm đạo như rách sâu, tổn thương cổ tử cung, vỡ tử cung, băng huyết, rất nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ.

Đối với thai nhi, do cuộc đẻ kéo dài khiến bé dễ bị ngạt; kẹt vai khi sổ thai. Mặt khác, trẻ quá to cũng dễ bị hạ đường huyết ngay sau sinh, tím tái, suy hô hấp, khó thở, nguy hiểm tính mạng bé.

Không những thế, về lâu dài, những trẻ có cân nặng “vượt ngưỡng” khi sinh ra cũng dễ bị béo phì; rối loạn chuyển hóa và mắc các bệnh lý tim mạch.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé, thai phụ nên thường xuyên khám thai định kỳ. Đồng thời làm xét nghiệm xem mình có bị đái tháo đường không. Những trường hợp bị đái tháo đường, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu được điều trị thích hợp, có thể giảm đến 50% số trẻ sinh ra nặng cân và các biến chứng sơ sinh.

Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày, tránh tư tưởng ăn nhiều để cho con to. Đặc biệt, cần hạn chế ăn đường, đồ ngọt và chất béo. Uống đủ nước mỗi ngày. 

Ngoài ra, nên tập luyện các bài thể dục dành cho bà bầu để nâng cao sức khỏe, kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.

Với những trường hợp bác sĩ đã chỉ định là thai to, thai phụ nên chọn phương pháp sinh mổ để hạn chế những tai biến cho cả mẹ và con. Sau sinh, trẻ cần được theo dõi sức khỏe, hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.

Bé gái chào đời với cân nặng "khủng", may mắn sức khoẻ của hai mẹ con đẻ đều ổn định!Bé gái chào đời với cân nặng ‘khủng’, may mắn sức khoẻ của hai mẹ con đẻ đều ổn định!

GĐXH – Sinh con nặng 6kg, bác sĩ cho biết may mắn sức khoẻ của hai mẹ con sau khi mổ đẻ đều ổn định, đang tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *