Mẹ tự hào vì con ăn bát tô cơm mỗi bữa nhưng bác sĩ kết luận bé bị bệnh, nguyên nhân gây bất ngờ

Mẹ tự hào vì con ăn bát tô cơm mỗi bữa nhưng bác sĩ kết luận bé bị bệnh, nguyên nhân gây bất ngờ

Mẹ cho ăn không đúng cách gây ảnh hưởng đến và sức khỏe của bé.


Minh Minh (sống tại Trung Quốc) là một bé gái 3 tuổi. Mẹ cậu bé kể mỗi bữa con ăn bát tô cơm rất đầy khiến cả nhà ai cũng an tâm. Tuy nhiên, trông Minh Minh rất xanh xao, gầy gò chứ không khỏe mạnh. Sau thời gian đi nhà trẻ, cô giáo nhận xét ở lớp Minh Minh không chịu ăn cơm nếu không có nước canh và con luôn miệng chê đồ ăn không hợp khẩu vị. 

Người mẹ quyết định đưa con đi kiểm tra sức khỏe. Kết quả, bác sĩ kết luận Minh Minh bị bệnh về và dạ dày. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện, khi ở nhà mẹ thường cho Minh Minh ăn cơm chan với nước canh và bữa nào cũng lặp đi lặp lại y như vậy.

Bác sĩ giải thích: Thói quen chan nước canh ăn với cơm là sai lầm mà nhiều gia đình hay mắc phải. Nguyên nhân là nước canh sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn ở trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Bên cạnh đó, mặc dù nước canh giúp trẻ dễ nuốt thức ăn hơn nhưng chính điều này khiến cơm và thức ăn trôi vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ, tạo sức ép khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài, trẻ sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh đau dạ dày.

Thông qua quá trình nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Ngược lại nếu cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cơm chan canh, dịch tiêu hóa bị pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, trẻ tuy có cảm giác nhanh no (no ảo) nhưng hàm lượng dinh dưỡng thu được lại rất ít. Nếu kéo dài, thói quen này dễ tạo thành phản xạ lười nhai, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ hàm ở trẻ nhỏ. 

Sau một thời gian dài, sự thèm ăn của trẻ bắt đầu giảm. Dù mỗi bữa trẻ đã ăn một bát lớn nhưng lượng cơm không nhiều là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng“. 

Bé gái 3 tuổi bữa nào cũng ăn bát tô cơm nhưng khi đi khám bác sĩ kết luận con bị bệnh, nguyên nhân vì sai lầm này của mẹ - Ảnh 1.

Những nguyên tắc cha mẹ cần chú ý khi cho con ăn cơm với canh

– Không ăn canh ngay khi vừa nấu xong: Nhiều gia đình thích ăn canh ngay khi vừa nấu xong. Tuy nhiên lúc đó nhiệt độ của canh vẫn còn cao, trong khi vòm họng, thực quản và niêm mạc dạ dày con người chỉ có thể chịu được độ nóng khoảng 60 độ. Nếu để trẻ ăn canh luôn có thể sẽ gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày hoặc đường tiêu hóa. Do vậy, tốt nhất nên đợi khi canh có nhiệt độ dưới 50 độ rồi cho trẻ ăn.

– Ăn chậm nhai kĩ: Đây luôn là thói quen được nhiều chuyên gia khuyến khích. Việc ăn uống chậm rãi còn giúp trẻ tận hưởng trọn vẹn mùi vị của món ăn hơn. Ăn canh cũng vậy, khi được ăn từ từ sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan phối hợp hoạt động nhịp nhàng. Khi cảm thấy đủ no tức là đã đến mức nên dừng.

Ngược lại, nếu thúc giục trẻ phải ăn nhanh, uống nhiều canh, đến khi trẻ cảm thấy no là cơ thể đã nạp vào một lượng canh quá mức cần thiết, gây nặng bụng khó chịu và ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.

– Hạn chế chan cơm với nước canh: Xét dưới góc độ khoa học, hành động này lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Cha mẹ không nên tạo thói quen cho trẻ ăn cơm chan canh để tránh gây bệnh dạ dày, tạo tiền đề cho vấn đề về sau.

Dùng giấy ăn nhất định phải tránh điều này để không hại cho cả gia đình bạnDùng giấy ăn nhất định phải tránh điều này để không hại cho cả gia đình bạn

GĐXH – Hãy sử dụng giấy ăn đúng mục đích, không lấy giấy vệ sinh toilet (giấy cuộn) để lau miệng mà nên dùng giấy ăn, vì dù sao loại này cũng sạch hơn.

Tiềm ẩn nguy cơ điếc do thường xuyên lấy ráy tai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *