Khoai lang rất giàu vitamin, chất khoáng, chất oxy hóa và chất xơ, có thể luộc, hấp, nướng hay làm bánh đều ngon và bổ dưỡng, nhưng ngày nào cũng ăn khoai lang có tốt không?
Khoai lang là loại củ ngọt mọc dưới đất với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau như cam, vàng, trắng tím.
Đây là loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, chất oxy hóa và chất xơ. Khoai lang có thể luộc, hấp, nướng hay làm bánh đều ngon và bổ dưỡng.
Khoai lang có thể dùng trong các bữa ăn để bổ sung tinh bột thay cơm, bởi loại củ này cũng giàu tinh bột, ăn no và nhẹ bụng.
Chia sẻ của TS Nguyễn Việt Hoàng – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, khoai lang là thực phẩm bình dân nhưng lại có giá trị tuyệt vời.
Khoai lang mang đến nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như mangan, canxi, vitamin A, B, choline…, đồng thời nó còn nhiều chất chống oxy hóa.
Dưới đây là những lợi ích khi ăn khoai lang
Khoai lang là thực phẩm bình dân nhưng lại có giá trị tuyệt vời (Ảnh minh họa: istock)
Lợi ích khi ăn khoai lang
Khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa
Lợi ích đầu tiên dễ nhìn, dễ cảm nhận nhất là loại thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với người thường xuyên bị táo bón thì đây là một loại thực phẩm tuyệt vời.
Trong khoai lang có nhiều chất xơ giúp ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hàm lượng vitamin C và các axit amin trong khoai lang chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu, cải thiện tình trạng táo bón.
Vì vậy, ăn khoai lang luộc chín và đều đặn hàng ngày với hàng lượng khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Cải thiện bệnh tiểu đường
Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây, lại chứa nhiều chất xơ nên ăn khoai lang sẽ đem lại cảm giác no lâu.
Do đó, nếu đang điều trị căn bệnh tiểu đường hoặc có dấu hiệu của bệnh, bạn có thể dùng khoai lang thay thế cho các loại tinh bột khác
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Trong khoai lang chứa chất anthocyanin, đặc biệt ở phần vỏ có chứa nhiều anthocyanin hơn trong phần ruột nên tiêu thụ khoai lang thường xuyên giúp ngăn giảm các cơn đau tim do đột quỵ và ngăn ngừa sự hình thành các cục m.áu đông trong lòng mạch.
Khoai lang chứa chất chống ung thư
Khoai lang tím đặc biệt hiệu quả trong việc phòng chống ung thư bởi các thành phần của khoai lang tím có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư ruột kết.
Nồng độ anthocyanin của khoai lang tím khá cao nên loại củ này có ích trong hoạt động chống ung thư vú và ung thư dạ dày.
Khoai lang hỗ trợ giảm cân rất tốt
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đ.ánh giá phê bình về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, khoai lang có nhiều tinh bột kháng khả năng hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng.
Cách hoạt động của loại tinh bột kháng này là giải phóng các peptide giúp cơ thể bạn nhận biết được sự thèm ăn, đồng thời làm giảm lượng chất béo được lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Ăn khoai lang cùng với các loại thực phẩm như sữa tươi, đậu nành, trứng và đa dạng các loại rau củ quả khác giúp tạo nên một thực đơn giảm cân vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, ăn khoai lang đều đặn cũng giúp cải thiện làn da, vóc dáng, hạn chế mụn nhọt, chống lão hóa rất tốt.
Ngày nào cũng ăn khoai lang luộc có tốt không?
Khoai lang thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng để duy trì một sức khỏe tốt, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nữa.
Chỉ nên ăn 2 – 3 củ khoai lang mỗi tuần và khoai lang thích hợp để ăn sáng, ăn trưa (Ảnh: Istock)
Nhiều chuyên gia cho rằng nếu đang ăn nhiều hơn một củ khoai lang mỗi ngày, bạn có thể cân nhắc thay đổi chế độ ăn để hấp thu được đa dạng nguồn dinh dưỡng hơn từ các loại thực phẩm khác.
Mặt khác, cũng có chuyên gia lo lắng, hàm lượng beta-carotene cao trong khoai lang có thể khiến da ngả sang màu vàng nếu ăn quá nhiều.
Do đó, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 2 – 3 củ khoai lang và thời điểm thích hợp nhất để ăn khoai lang là vào bữa sáng và bữa trưa. Ăn khoai lang buổi tối dễ bị trào ngược dạ dày, khó tiêu, mất ngủ.
Bất ngờ các loại vitamin có ở thực phẩm dưới đây giúp đ.ánh bay hôi miệng
Hôi miệng là mùi hôi phát ra từ khoang miệng hoặc xoang mũi, cổ họng… Hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội cũng như sức khỏe tâm lý của người bệnh.
Thông thường tình trạng hôi miệng có mối quan hệ mật thiết với bệnh đường hô hấp, bệnh về tiêu hóa, suy giảm chức năng nội tạng, nhiễm xeton axit do đái tháo đường, thiếu vitamin. Thực phẩm cũng góp phần gây ra tình trạng này, tuy nhiên trên thực tế lại có những thực phẩm giàu vitamin thiết yếu giúp đ.ánh bay hôi miệng.
Theo một số nghiên cứu, các loại vitamin chứa trong một số rau củ quả và trái cây giúp giảm thiểu hơi thở nặng mùi rất hiệu quả.
Dưới đây là những thực phẩm có chứa loại vitamin cực hữu ích để tăng cường sức khỏe răng miệng, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung vitamin thiết yếu để chống hôi miệng.
Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, súp lơ, các loại quả có múi (cam, chanh, bưởi,…); các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, mù tạc, củ cải xanh,…) là danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp bạn lấy lại hơi thở thơm tho.
Thiếu hụt lượng vitamin C là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vitamin C là một loại dưỡng chất tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể, hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong vitamin C giúp làm chắc răng lợi, nâng cao sức đề kháng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng miệng.
Cung cấp đầy đủ lượng vitamin C mỗi ngày đóng vai trò quan trọng, có tác dụng hữu hiệu khiến cho hơi thở luôn được tươi mát, tự tin khi giao tiếp.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D chứa nhiều trong các thực phẩm như: Cá, nấm, sữa tươi, yến mạch, thịt lợn thăn, ngũ cốc,… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Với vai trò quan trọng, vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, tạo nên sự chắc khỏe cho xương và răng. Đối với người trưởng thành, lượng vitamin D không đủ sẽ gây nên các vấn đề về xương khớp và răng miệng.
Vì vậy, cung cấp vitamin D giúp đảm bảo cho hệ thống răng miệng được khỏe mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lý là một trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi.
Thực phẩm giàu vitamin A
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: Cà rốt, khoai lang, quả bí, dưa đỏ, ớt chuông, hải sản (cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm, cá thu)… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Vitamin A có chức năng hình thành nên các mô liên kết khỏe mạnh của xương mềm có trong lợi, từ đó duy trì độ chắc khỏe của lợi và góp phần ổn định lượng nước bọt lưu thông trong miệng. Điều này giúp hạn chế các vấn đề về răng miệng, đồng thời tránh tình trạng khô miệng dẫn đến hơi thở có mùi. Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn là cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát và hệ thống răng miệng chắc khỏe hơn.
Thực phẩm giàu vitamin B
Một cách để hạn chế hiện tượng hơi thở nặng mùi là nên bổ sung thêm lượng vitamin B cần thiết có trong các loại thực phẩm như: chuối, sữa, dâu tây, cà chua, cà rốt, đậu hà lan,… Bởi vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể, giúp làm giảm viêm lưỡi, giữ cho các vết loét không bị lây lan, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
Thực phẩm giàu vitamin K
Nên đi khám răng miệng theo định kỳ.
Người có hơi thở nặng mùi nên tăng cường bổ sung vitamin K, tránh sự yếu kém về sức khỏe răng miệng do thiếu hụt lượng vitamin K thiết yếu. Rau cải bó xôi, măng tây, trứng, xà lách… là nguồn cung cấp dồi dào lượng vitamin K. Vitamin K là yếu tố cần thiết cho quá trình đông m.áu, thiếu vitamin K là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về răng miệng, c.hảy m.áu chân răng.
Bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin không những giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng mà còn có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Điều này giúp mang lại một hơi thở thơm mát để bạn tự tin hơn, vui tươi và hạnh phúc trong cuộc sống.