Người bệnh tiểu đường ăn trứng gà bao nhiêu là đủ? Nên ăn trứng theo cách này sẽ an toàn nhất cho đường huyết của bạn!

Người ăn trứng gà bao nhiêu là đủ? Nên ăn trứng theo cách này sẽ an toàn nhất cho đường huyết của bạn!

GĐXH – Theo bác sĩ, người bệnh nên dùng trứng gà ở mức 1 quả/ ngày.


4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn trứng gà dù có thèm đến mấy4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn trứng gà dù có thèm đến mấy

GĐXH – Trong trứng gà có đầy đủ các chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng và các hormone cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, có 4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn vì sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mối quan hệ giữa việc tiêu thụ trứng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ các nghiên cứu chưa nhất quán. Trước đây rất nhiều người quan niệm ăn trứng gà không tốt cho bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do loại thực phẩm này chứa nhiều cholesterol. Một trái trứng trung bình chứa khoảng 200 mg cholesterol. Theo họ, lượng cholesterol này có thể làm tăng cholesterol máu, từ đó tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Người bệnh tiểu đường ăn trứng gà bao nhiêu là đủ? Nên ăn trứng theo cách này sẽ an toàn nhất cho đường huyết của bạn! - Ảnh 2.

Người bị tiểu đường có thể ăn trứng gà 3 quả/tuần để đa dạng thực phẩm trong bữa ăn. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã “giải oan” cho trứng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: lượng cholesterol trong trứng không liên quan nhiều đến chỉ số cholesterol máu. Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên cẩn thận với những thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong các loại thịt chế biến sẵn, mỡ và nội tạng động vật, đồ chiên rán và các loại bánh ngọt… 

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học East Finland (Phần Lan), việc ăn một quả trứng mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Phát hiện này khác so với quan niệm trước đây cho rằng trứng không tốt với người tiểu đường vì có cholesterol.

Nghiên cứu đã phát hiện trứng thúc đẩy một số loại a xít béo nhất định trong máu mà những người có các loại a xít béo này lại không bao giờ bị tiểu đường.

Người đái tháo đường ăn trứng bao nhiêu là đủ?

Chia sẻ với PV báo SKĐS, Bác sĩ Dinh dưỡng Đỗ Át K, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong thành phần trứng toàn phần không có tinh bột, vậy nên không làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh đái tháo đường. Trong lòng trắng trứng chứa chủ yếu là protein Albumin, là một loại protein huyết thanh quan trọng (chiếm khoảng 60 – 80% tổng số protein trong cơ thể).

Còn trong lòng đỏ trứng, 100g lòng đỏ trứng gà chứa khoảng 2000mg cholesterol (theo bảng thành phần các thực phẩm năm 2007) và đồng thời chứa khoảng 5000-8000mg Lecithin. Lecithin là một chất chuyển hóa cholesterol trong cơ thể người, hàm lượng lecithin trong lòng đỏ trứng còn cao hơn hàm lượng cholesterol vì vậy người bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý khác đều có thể ăn được trứng gà.

Theo bác sĩ, người bệnh đái tháo đường nên dùng trứng gà ở mức 1 quả/ ngày hoặc cách ngày sử dụng 1 quả để đảm bảo được sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn. 1 quả trứng gà chứa thành phần dinh dưỡng tương đương như trong ½ lạng thịt nạc.

Người bệnh tiểu đường ăn trứng gà bao nhiêu là đủ? Nên ăn trứng theo cách này sẽ an toàn nhất cho đường huyết của bạn! - Ảnh 3.

Người bị tiểu đường nên ăn trứng luộc là tốt nhất. Ảnh minh họa

Cách chế biến trứng gà tốt nhất cho người bị tiểu đường

Cách tốt nhất để nấu trứng là luộc, trần hoặc chưng cùng sữa ít béo. Các chuyên gia cũng khuyên người tiểu đường nên kết hợp trứng với rau xanh thay vì ăn chúng cùng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thịt xông khói hay phô mai.

Nên ăn trứng gà ta sẽ có lợi hơn trứng gà công nghiệp hoặc trứng vịt lộn. Ăn trứng buổi sáng tốt hơn buổi trưa, tối.

Ngoài ra, khi ăn bạn nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ để lấy được hết những chất dinh dưỡng tốt. Lòng trắng chứa nhiều chất đạm, lòng đỏ chứa chất béo nhưng lại giàu vitamin và chất oxy hóa.

Không có một loại thực phẩm nào người bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Trứng cũng vậy. Bạn hoàn toàn có thể thêm trứng vào chế độ ăn của mình mà không cần băn khoăn tiểu đường có nên ăn trứng không. Thay vào đó hãy chú ý đến cách ăn và lượng trứng bạn sẽ ăn mỗi ngày.

Ăn trứng gà nếu thấy có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng biến chứng dị ứng trứng Ăn trứng gà nếu thấy có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng biến chứng dị ứng trứng

GĐXH – Dị ứng trứng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn trứng. Dấu hiệu thường mẩn ngứa, phát ban, đỏ da, sưng mắt, đau dạ dày hoặc chảy nước mũi…

7 thực phẩm ngon nhưng đừng dại ăn chung với trứng gà vì rất dễ ngộ độc7 thực phẩm ngon nhưng đừng dại ăn chung với trứng gà vì rất dễ ngộ độc

GĐXH – Khi chế biến trứng gà cần lưu ý tránh một số thực phẩm vì chúng sẽ làm giảm dinh dưỡng của món ăn, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.

Học sinh tăng tốc ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tớib

M.H (th)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *