6 bệnh về răng miệng nguy hiểm cần phát hiện sớm

Theo thống kê, ở Việt Nam có trên 80% người dân mắc bệnh răng miệng như sâu răng, hoặc viêm lợi, viêm quanh răng hoặc cả hai.

Các bệnh răng miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây hại đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy việc phát hiện sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Các bệnh răng miệng hay gặp

1. Răng nhạy cảm

Tình trạng răng nhạy cảm có thể là dấu hiệu cho thấy răng bạn đang gặp các vấn đề như mòn cổ chân răng, răng bị nứt mẻ, áp xe răng,…

Răng nhạy cảm là vấn đề xảy ra với hàng triệu người. Với các biểu hiện răng ê buốt, khó chịu khi ăn đồ ngọt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Vấn đề răng nhạy cảm thậm chí còn xảy ra ngay cả khi đ.ánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa. Vì vậy, khi có biểu hiện này hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ nha khoa có phương pháp điều trị thích hợp.

2. Tình trạng mòn, mất men răng

Tình trạng mòn, mất men răng xảy ra khi men răng bị mài mòn, tổn thương bởi axit. Thói quen thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có gas, hoa quả trái cây chua, thói quen ăn đồ dai cứng,… sẽ hình thành môi trường axit trong khoang miệng làm mài mòn men răng.

Hoặc trường hợp chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang, tật nghiến răng khi ngủ hoặc mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là tác nhân gây mòn men răng.

Lúc này, răng miệng của người bệnh thường rất nhạy cảm với nhiệt độ, thực phẩm ngọt. Mặt khác, răng còn có dấu hiệu đổi sang màu ngà.

Nếu gặp tình trạng mòn, mất men răng, người bệnh có thể khắc phục bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ rất tốn kém, vì vậy việc phát hiện sớm bệnh răng miệng để có biện pháp điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

6 benh ve rang mieng nguy hiem can phat hien som 9fa 7153630

Tình trạng mòn, mất men răng.

3. Sâu răng

Sâu răng là tình trạng hay gặp, đây là tình trạng mà các tổ chức cứng của răng bị tổn thương, hình thành những lỗ sâu lớn nhỏ khác nhau. Sâu răng ở mức độ nhẹ thường không gây đau nhức. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, làm tủy răng bị viêm sẽ hình thành những cơn đau nhức dữ dội.

Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ t.uổi, giới tính nào nếu răng miệng không được làm sạch đúng cách. Do đó, chải răng kỹ càng, sạch sẽ, thường xuyên dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng là biện pháp hàng đầu nếu muốn ngăn ngừa bệnh sâu răng.

4. Viêm nha chu

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm nha chu là hôi miệng, nướu phì đại, tấy đỏ, c.hảy m.áu chân răng,… Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nha chu, nên đến gặp bác sĩ nha khoa sớm để điều trị kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân của viêm nha chu là tình trạng cao răng tích tụ lâu ngày nếu không được kiểm soát. Đây được xem là một dạng n.hiễm t.rùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương mô mềm, phá hủy xương xung quanh răng và thậm chí là mất răng hàng loạt.

Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nha chu có thể kể đến như việc thực hiện chăm sóc răng miệng kém, thói quen hút t.huốc l.á, thay đổi nội tiết tố, t.uổi tác,…

5. Viêm tủy răng

Răng bị viêm tủy không thể tự lành được. Việc chậm trễ điều trị còn khiến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng, tiến triển thành những ổ viêm ở chân răng, nguy cơ mất răng là rất cao.

Khi tủy răng bị viêm gây ra những cơn đau nhức dữ dội, nhất là vào ban đêm. Tác nhân dẫn đến tình trạng viêm tủy răng thường gặp nhất là do sâu răng không điều trị kịp thời. Vi khuẩn sâu răng tồn tại trong miệng, xâm nhập vào tủy răng và gây viêm.

Do đó, để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt uy tín để được can thiệp điều trị sớm.

6. Ung thư miệng – hàm mặt

Theo thống kê ung thư miệng là một trong những bệnh về răng miệng nguy hiểm, phổ biến ở những người trên 40 t.uổi. Mặc dù nguy cơ gây t.ử v.ong cao nhưng bệnh có thể chữa khỏi nếu kịp thời chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu.

Bệnh ung thư miệng thường đi kèm với những triệu chứng như cảm giác vướng trong miệng, khó nói, tăng tiết nước bọt, khạc ra đờm nhầy có lẫn với m.áu,… Đặc biệt, khi nhai thức ăn, lưỡi và quai hàm của bạn rất khó di chuyển.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng là thói quen uống rượu bia, hút t.huốc l.á hoặc virus HPV, ăn trầu. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng, giúp phát hiện những dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng và có phương án điều trị kịp thời.

6 benh ve rang mieng nguy hiem can phat hien som 8dc 7153630

Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng bệnh.

Tương tự, ung thư răng cũng là một bệnh nguy hiểm, thường xảy ra với những người có thói quen hút t.huốc l.á và uống nhiều rượu bia. Bệnh ung thư răng nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống trên 5 năm là 83% và có thể không tái phát trong 10 năm.

Dấu hiệu của bệnh ung thư răng là: cơn đau không dứt trong khoang miệng, nướu sưng tấy, màu sắc bất thường, khó khăn khi nhai nuốt, cử động miệng và quai hàm, xuất hiện bướu, hạch ở cổ,…

Lời khuyên từ bác sĩ

Chăm sóc vệ sinh răng miệng là một hoạt động cần thiết hàng ngày, để bảo vệ răng miệng cần đ.ánh răng 2 lần/ngày với kem có chứa fluor. Thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần hoặc khi bàn chải xơ, hư. Dùng chỉ nha khoa/bàn chải kẽ 1 lần/ngày. Chải lưỡi hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn.

Một số đối tượng có nguy cơ sâu răng cao cần điều trị với fluor và dùng nước súc miệng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh các thức ăn có lượng đường nhiều. Tránh xa khói thuốc, kể cả hút thuốc thụ động (hít phải khói người hút lá phả ra) .

Nên thăm khám răng miệng định kỳ, 6 tháng/lần. Khi có các dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ ngày như: Nướu sưng, đỏ, c.hảy m.áu; khó nhai và nuốt; hơi thở nặng mùi; răng lung lay, c.hảy m.áu; đau răng dai dẳng; bị áp xe.

Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh về răng phổ biến có thể gây mất răng nếu không được điều trị. Có nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó việc vệ sinh và chế độ dinh dưỡng kém là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến viêm nha chu.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị viêm nha chu

Nha chu là tổ chức có vai trò nâng đỡ chân răng, nằm ở xung quanh răng. Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân gây mất răng, khởi đầu từ vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm nha chu kèm tiêu xương ổ răng.

Theo BS. Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, nguyên nhân gây viêm nha chu là do sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Nếu vệ sinh răng miệng kém, mảng bám răng sẽ tích tụ, dần dần hình thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng.

Nướu răng hay còn gọi là lợi, là một bộ phận nằm dưới và bao quanh chân răng, là nơi dễ bị tổn thương nhất. Nướu răng bị viêm sẽ gây c.hảy m.áu khi đ.ánh răng; Lợi sưng đỏ, dễ c.hảy m.áu; Có nhiều mảng bám răng, cao răng bám trên bề mặt răng; Hơi thở hôi…

Tình trạng viêm quanh răng kéo dài sẽ khiến tổ chức dây chằng xung quanh răng giãn rộng, răng lung lay, lợi sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài, những lỗ hổng này càng sâu, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng bị rụng mất.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm nha chu bao gồm vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách, hút t.huốc l.á, sức đề kháng suy giảm, mang thai… Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng quan trọng. Đặc biệt khi chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, nhiều tinh bột… Mức độ cao của tinh bột và đường trong thức ăn làm tăng lượng acid trong miệng, hình thành mảng bám quanh răng, làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh về nướu.

Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng như viêm nha chu là chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách; có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn những thực phẩm gây hại men răng, nướu răng và gây sâu răng như thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, nhiều tinh bột chế biến…

Cần súc miệng, đ.ánh răng sau khi ăn thức ăn dính, ngọt bám trên răng như bánh ngọt, kẹo dẻo, trái cây sấy khô…; Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng hay các loại đồ uống có cồn như bia, rượu; Không ăn thức ăn quá cứng và khi ăn nên nhai kỹ để tránh tổn thương nướu răng. Khám răng định kỳ phát hiện sớm tổn thương răng lợi để điều trị kịp thời.

che do an tot nhat cho nguoi benh viem nha chu 229 7131792

Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột làm tăng nguy cơ viêm nha chu.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh viêm nha chu

Khi mắc các bệnh gây tổn thương răng lợi, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng; Tránh những thức ăn và đồ uống quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng để tránh gây đau hoặc tổn thương thêm.

Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo răng chắc khỏe là thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, trái cây, rau quả tươi có thể giúp răng khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh về nướu răng hiệu quả.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần bổ sung những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, magie… Những chất dinh dưỡng này góp phần tăng cường sức khỏe cho răng, duy trì cấu trúc răng, bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là khoáng chất quan trọng trong việc duy trì, tăng cường sức mạnh của xương và răng. Nguồn thực phẩm giàu canxi tốt nhất là sữa, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bao gồm canxi, photphat, vitamin D rất quan trọng trong việc bảo vệ men răng, thực hiện quá trình tái tạo và hàn gắn men răng. Nguồn thực vật có sữa đậu nành, hạt vừng, hạnh nhân… cũng rất giàu canxi.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi hợp lý. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ canxi, nó sẽ phá vỡ canxi trong xương và răng, khiến chúng trở nên giòn, dễ tổn thương. Thực phẩm có chứa vitamin D tốt bao gồm cá, tôm, lòng đỏ trứng, nấm…

Thực phẩm giàu magie

Magie cũng có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ củng cố men răng và hàm. Bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mạch, lúa mì, yến mạch vì chúng chứa lượng magie cao.

Thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic

Probiotic hỗ trợ phát triển vi khuẩn tốt trong miệng, giúp giảm viêm nướu và tích tụ mảng bám. Các thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotic) bao gồm kefir, dưa cải bắp, kim chi.

Thực phẩm giàu fluoride

Fluoride là khoáng chất giúp răng khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa sâu răng. Mặc dù trong kem đ.ánh răng có thể cung cấp fluoride nhưng trà còn giúp ích thêm vì chúng có chứa florua tự nhiên. Trà xanh cũng chứa polyphenol giúp bảo vệ răng bằng cách ngăn ngừa mảng bám trên bề mặt răng.

che do an tot nhat cho nguoi benh viem nha chu 0c2 7131792

Uống trà xanh tốt cho sức khỏe răng miệng.

3. Một số thực phẩm cần hạn chế khi bị viêm nha chu

Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường là loại thức ăn ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng và gây mòn lớp men bảo vệ của răng. Khi ăn đường là lúc bạn tạo môi trường thuận lợi cho hàng triệu vi khuẩn đã có trong miệng. Vi khuẩn sẽ tích tụ mảng bám và tạo ra acid làm mòn men răng, có thể gây đau răng, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm răng lợi.

Vì vậy, khi bị sâu răng hay viêm răng lợi bạn nên cố gắng tránh xa đồ ngọt như các loại bánh ngọt, kẹo dẻo, trái cây sấy khô, đặc biệt là đồ uống có đường như nước ngọt có gas, soda…

Thực phẩm giàu tinh bột

Khi ăn bánh kẹo, đồ ăn nhiều tinh bột làm hư tổn men răng. Điều này làm cho các mảng bám bám lại lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển khiến bệnh viêm nha chu nghiêm trọng hơn.

Thức ăn giàu tinh bột có tính dính, làm tăng thời gian đường lưu lại trên răng, bị mắc kẹt trên và giữa các kẽ răng, nuôi vi khuẩn trong mảng bám. Có một số lý do tại sao carbohydrate tinh chế như bánh ngọt, bánh mì sandwich không tốt cho răng vì chúng chứa nhiều đường đơn dễ dàng hòa tan nhanh chóng trong miệng. Khi chúng ta nhai, những mảnh vụn bánh ngọt hoặc bánh mì sẽ dính lại, mắc kẹt trên bề mặt cắn và giữa các răng. Đường hòa tan tạo ra một lượng acid làm xói mòn men răng.

Thực phẩm chứa acid

Khi ăn thực phẩm chứa lượng acid cao, vùng nướu bị viêm sẽ bị đau, trợt ra và dễ lây lan sang các vùng khác. Thực phẩm và đồ uống có tính acid cao cũng làm mòn men răng làm cho đường viền nướu bị tụt, gây ê buốt răng.

Do vậy, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm như: trái cây có vị chua, nước ép trái cây, trái cây họ cam quýt, dưa chuột trộn dấm hay cà chua và nước sốt làm từ cà chua… Nên súc miệng bằng nước sau khi ăn uống thực phẩm có tính acid.

Thức ăn cứng

Khi bị viêm nhau chu, phần nướu răng của người bệnh cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước những đồ ăn cứng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế việc ăn các thức ăn thô cứng, gân sụn, loại hạt có vỏ cứng bởi chúng có thể mắc kẹt giữa nướu và răng, khó vệ sinh khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn.

Đồ uống có cồn

Đối với người bị viêm nha chu, uống các loại rượu bia, đồ uống chứa cồn sẽ khiến cho răng lợi tiếp xúc trực tiếp với lượng đường và acid gây hại cho nướu răng, làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *