6 nhóm thực phẩm ‘đại kỵ’ với tim mạch, muốn không mắc bệnh nhất định phải tránh

GĐXH – Những thực phẩm phổ biến chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, cồn… có thể khiến tình trạng suy tim tăng nặng và không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Loại rau mùa đông giàu canxi, giúp người mỡ máu "quét" sạch cholesterol xấu, nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ!Loại rau mùa đông giàu canxi, giúp người mỡ máu ‘quét’ sạch cholesterol xấu, nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ!

GĐXH – Cải cúc không chỉ là loại rau ăn thông thường mà còn được xem như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Thời tiết lạnh, tác động tiêu cực lên trái tim do cơ chế tự bảo vệ bằng cách co mạch, tăng huyết áp và tăng nhịp tim để giữ cho cơ thể ấm áp. Hơn nữa, thời tiết lạnh gây ra những thay đổi nồng độ một số thành phần trong máu, có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Để phòng bệnh  cũng như những bệnh khác, cần giữ ấm cơ thể, mặc quần áo thích hợp vói thời tiết. Lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm…

6 nhóm thực phẩm 'đại kỵ' với tim mạch, muốn không mắc bệnh nhất định phải tránh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Dọn dẹp nhà cửa sạch và giữ vệ sinh sạch sẽ với các loại vật dụng gia đình (cốc chén, bát đũa…),

Về chế độ ăn uống cần ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. 

Ngoài ra, để phòng và các bệnh mãn tính khác, cần tránh những thực phẩm sau:

6 nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn để phòng bệnh tim mạch

Đường, muối

Nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch thì một lượng lớn muối, đường… sẽ làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra, nếu bạn lo lắng về sức khỏe trái tim của mình, bạn nên tránh lạm dụng những thực phẩm có hại cho tim mạch này kẻo gây hại cho sức khỏe của bạn.

Thịt đỏ

Nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch thì không nên ăn quá nhiều thịt bò, thịt cừu và thịt lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và tiểu đường. Điều này được giải thích là do chúng có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol. Ngoài ra, nếu bạn càng ăn nhiều thịt đỏ thì lượng chất béo càng lớn khiến cho tim mạch của bạn hoạt động mệt mỏi hơn, bệnh tình thêm tăng nặng.

Thịt chế biến sẵn

Với những người bị bệnh tim nên kiêng gì, câu trả lời chắc chắn không thể thiếu thực phẩm chế biến. Xúc xích và thịt hộp là những thực phẩm có hại cho tim mạch. Ngoài ra, thịt chế biến sẵn chúng có lượng muối cao và hầu hết đều có lượng chất béo bão hòa cao.

6 nhóm thực phẩm 'đại kỵ' với tim mạch, muốn không mắc bệnh nhất định phải tránh - Ảnh 3.

Sữa không tách béo 

Hàm lượng chất béo bão hòa cao trong sữa không tách béo (sữa nguyên kem) có thể tăng mức cholesterol xấu trong máu, gây xơ vữa động mạch, khiến suy tim trở nặng. Người bệnh không nên dùng sữa chua tách béo và chế phẩm từ loại sữa này như phô mai, sữa chua, bơ động vật nguyên kem…

Thực phẩm chiên rán

Giàu calo, chứa nhiều chất béo bão hòa và muối, có thể thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Tiêu thụ quá mức nhóm thực phẩm này dễ tăng cân, gây áp lực lên tim và thúc đẩy suy tim tiến triển.

Rượu bia, nước ngọt

Khi bạn mắc tim mạch thì tuyệt đối không nên uống rượu vừa phải sẽ không gây hại cho tim trừ khi bạn mắc chứng huyết áp cao hoặc triglyceride cao – một loại chất béo trong máu có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim. Việc bạn uống nhiều rượu, có thể dẫn đến huyết áp cao, suy tim, đột quỵ và tăng cân.

Ngoài ra, khi bạn mắc tim mạch cũng không nên uống nước ngọt bởi nó có xu hướng tăng cân nhiều hơn và có nhiều khả năng bị béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và bệnh tim.

3 lưu ý cần thiết cho người mắc bệnh tim

– Sinh hoạt hàng ngày phải điều độ. Đảm bảo giấc ngủ, đảm bảo tinh thần vui vẻ, tránh những xúc động về mặt tinh thần, tránh bị stress mạn tính.

– Tích cực điều trị các bệnh có liên quan với bệnh tim mạch như: đái tháo đường, mỡ trong máu, tăng huyết áp… 

– Sử dụng thuốc đúng cách, phải chú ý tác dụng phụ của thuốc. Khi sử dụng thuốc cần theo dõi cơ thể mình. Nếu cần điều chỉnh liều lượng và loại thuốc, tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp!Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp!

GĐXH – Táo đỏ có mặt phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, táo đỏ còn thường được sử dụng trong các món ngọt truyền thống và các món hầm bổ dưỡng như gà hầm, chè dưỡng nhan, cháo, súp,…

Tỏi mọc mầm đừng vứt đi, ăn theo cách này giúp ngừa bệnh đột quỵ và bệnh tim mạch hiệu quả!Tỏi mọc mầm đừng vứt đi, ăn theo cách này giúp ngừa bệnh đột quỵ và bệnh tim mạch hiệu quả!

GĐXH – Trên thực tế, tỏi mọc mầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp đôi với tỏi thường và không hề mang độc tố, nhất là sau khi nấu chín.

Bất ngờ thứ thường dùng ăn lẩu được ví như "vua dinh dưỡng", ăn thường xuyên giúp làm sạch máu và ngừa bệnh tim mạch hiệu quảBất ngờ thứ thường dùng ăn lẩu được ví như ‘vua dinh dưỡng’, ăn thường xuyên giúp làm sạch máu và ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

GĐXH – Váng đậu được nhiều người gọi là “vua dinh dưỡng”, không chỉ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và bệnh tim mạch ở người già, váng đậu còn phòng chống lão hóa, tái tạo làn da và kích thích sự phát triển não bộ ở những người trưởng thành và người trẻ tuổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *