Lấy ấu trùng ra khỏi tai bé 16 tháng t.uổi

Chiều 5/5, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa nội soi lấy dị vật ấu trùng ra khỏi tai của bé 16 tháng t.uổi.

lay au trung ra khoi tai be 16 thang tuoi b52 7156419

Các bác sĩ tiến hành lấy ấu trùng.

Theo lời kể của ba mẹ bé H.L.A.T (16 tháng t.uổi, ngụ huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng), trước khi đến khám tại bệnh viện, bé có biểu hiện khó chịu do đau tai và liên tục quấy khóc. Gia đình phát hiện tai bên phải của bé c.hảy m.áu nên lập tức đưa bé đến bệnh viện để khám, điều trị.

Qua thăm khám, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhi ổn định, tim phổi không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, khi tiến hành nội soi, các bác sĩ phát hiện một dị vật bên tai phải của bệnh nhi còn đang cử động và gây thủng nhĩ.

BSCKI Nguyễn Hồng Trứ, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi cho biết, khi phát hiện dị vật là ấu trùng còn đang cử động bên tai phải của bé, bác sĩ lập tức tiến hành thủ thuật t.iền mê để có thể kiểm tra kỹ hơn và lấy ấu trùng ra khỏi tai bé.

Sau lấy dị vật, hiện sức khỏe của bệnh nhi hoàn toàn ổn định, không còn khó chịu hay đau rát và được xuất viện về nhà ngày hôm sau.

Theo BSCKI Nguyễn Hồng Trứ, đối với dị vật sống, nếu không phát hiện sớm sẽ có nguy cơ tổn thương, n.hiễm t.rùng tai ngoài thậm chí có thể ảnh hưởng tai giữa gây giảm, mất thính giác.

Với những gia đình có bé nhỏ, ba mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để bé ngủ dưới nền, sàn nhà nếu gia đình có nuôi thú cưng để ấu trùng nhỏ không sinh sôi bám lên người bé. Nếu phát hiện bé có bất thường, ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Sán dây dài 10 mét ‘ẩn’ trong người đàn ông

Thường xuyên ăn gỏi cá, tiết canh và nem sống, người đàn ông bị nhiễm sán dây, có lần xổ ra con sán dài tới 10 mét.

Ngày 8-4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhân 50 t.uổi, trú tại Thái Nguyên, đến khám do đại tiện ra sán, thậm chí có con sán tự chui ra qua đường h.ậu m.ôn.

Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sán dây.

Người bệnh cho biết có thói quen ăn gỏi cá, tiết canh và nem sống với tần suất dày đặc.

10 năm trước, người bệnh đã phải điều trị bệnh giun sán.

“Thời gian gần đây, mỗi khi đi đại tiện, tôi thấy có sán chui ra theo. Sau khi được điều trị tại bệnh viện, có lần tôi xổ con sán dây dài khoảng 10 mét”, bệnh nhân cho biết.

san day dai 10 met an trong nguoi dan ong fa4 7136318

Con sán dây. Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ khoa Virus – Ký sinh trùng, trường hợp bệnh này rất dễ lây cho người khác nếu bệnh nhân không được tẩy sán sạch sẽ.

Để tẩy sạch được sán trong người bệnh nhân, phải ra được cả đốt và đầu sán. Nếu không, sán sẽ còn phát triển tiếp, giống như bệnh nhân đã từng tẩy sán 10 năm trước nhưng chưa hết.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng khoa Virus – Ký Sinh trùng, bệnh sán dây là do các loài sán dây ký sinh trong ruột gây nên. Sán dây có thể ký sinh ở người dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng.

Bệnh sán dây gây bệnh ở người thường do sán dây lợn và sán dây bò gây nên. Căn bệnh này chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn thịt lợn, thịt bò tái, sống hoặc chưa được nấu chín.

Bệnh sán dây có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Để phòng bệnh sán dây, bác sĩ Nguyễn Thanh Bình khuyến cáo người dân nên ăn chín uống sôi, không ăn uống thực phẩm sống, tái. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, thực hành vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *