Rong kinh có gây thiếu máu không?

avatar1677464708558 16774647116061756168313

Nhiều phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt họ cảm thấy rất mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất, đặc biệt là đối với những người bị rong kinh (lượng máu kinh ra nhiều, kỳ kinh kéo dài) dấu hiệu mệt mỏi càng rõ rệt.

1. Rong kinh có thể gây thiếu máu

Kinh nguyệt nhiều (hay rong kinh) là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Nhưng không phải ai bị rong kinh cũng nhận ra rằng họ đang có nguy cơ bị thiếu máu.

Máu trong cơ thể thường chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Vì vậy, nếu bạn bị mất máu sẽ mất một lượng sắt tỷ lệ thuận với máu. Phụ nữ có kinh nguyệt trong các chu kỳ hàng tháng ra nhiều máu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt .

Theo BSCKI Hoàng Hường, chuyên gia Sản Phụ khoa, chu kỳ kinh kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tình trạng ẩm ướt nhiều cũng tạo điều kiện phát sinh viêm nhiễm vùng kín.

Đặc biệt, rong kinh nếu để kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng dẫn đến không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Thiếu máu không phải là một bệnh lý cấp tính, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện rõ nhất của thiếu máu là: mệt mỏi, choáng váng, da xanh xao, chóng mặt, khó thở, nhức đầu, mất tập trung, tâm trạng cáu kỉnh, thậm chí là suy nhược cơ thể…

Kinh nguyệt nhiều có gây thiếu máu không? - Ảnh 2.

Thiếu máu gây mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể.

2. Phụ nữ bị rong kinh nên làm gì?

Theo BSCKI Hoàng Hường, khi có dấu hiệu rong kinh, chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Khi xác định được nguyên nhân gây rong kinh, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp, mục đích giải quyết các nguyên nhân do bệnh lý, khôi phục kỳ kinh bình thường, ngăn ngừa và điều trị biến chứng thiếu máu, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Thông thường, rong kinh được kiểm soát bằng phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết …. Những trường hợp đã điều trị rong kinh bằng phương pháp nội khoa nhưng không đáp ứng sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa.

Người bệnh cần lưu ý, không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh mà không có chỉ định của bác sĩ, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Để khắc phục tình trạng thiếu máu, cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. Ngoài ra nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, magiê, uống đủ nước…

BS. Thảo Phương Khi bị rong kinh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ dẫn và điều trị đúng, không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại sức khỏe. https://suckhoedoisong.vn/dung-chu-qu…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *