Tẩy trắng răng có hại không? Các bước tẩy trắng răng tại nhà

Tẩy trắng răng có hại không, tẩy trắng răng có làm mòn men không? Đây là các câu hỏi hay gặp của nhiều người khi nhắc tới phương pháp tẩy trắng răng.

Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tẩy trắng răng là một kỹ thuật nha khoa giúp răng trắng sáng hơn so với màu răng ban đầu một cách an toàn. Biện pháp thực hiện theo nguyên lý dùng chất oxy hóa (Carbamide Peroxide hoặc Hydrogen Peroxide) cho thấm qua lớp men, có thể kết hợp với ánh sáng Halogen hoặc Laser để tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi phân tử tạo màu trong lớp ngà răng, giúp răng trắng sáng hơn mà không làm tổn hại đến bề mặt cũng như cấu trúc mô răng.

Tẩy trắng răng được nghiên cứu là an toàn cho sức khỏe răng miệng, không làm hại men răng, không làm thay đổi cấu trúc răng nếu thực hiện đúng cách, đúng chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tối ưu chúng ta nên đến các phòng khám nha khoa để tham khảo lời khuyên cũng như được giám sát bởi bác sĩ.

Đa phần mọi người đều có thể tẩy trắng răng, trừ một số trường hợp như:

Phụ nữ mang thai và cho con bú;

T.rẻ e.m dưới 16 t.uổi;

Người đang mắc các bệnh viêm nha chu, sâu răng, mòn cổ răng…;

Người có dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy trắng…

tay trang rang co hai khong cac buoc tay trang rang tai nha 558 7155122

Tẩy trắng răng là một kỹ thuật nha khoa giúp răng trắng sáng hơn.

Trên thực tế có khá nhiều trường hợp cảm thấy ê buốt sau khi tẩy trắng răng. Tuy nhiên, đây là triệu chứng bình thường, không nguy hiểm, gặp ở 60% số ca tẩy trắng. Vì ở ngà răng có các ống ngà có chức năng dẫn truyền cảm giác nên khi bị tác động nó sẽ gây ê buốt ở mức độ nhẹ trong vài ngày, không có gì đáng lo ngại.

Các phương pháp tẩy trắng răng hiện nay

Đeo máng tẩy trắng răng tại nhà:

Đây là phương pháp đơn giản, bác sĩ sẽ lấy mẫu răng và làm máng nhựa mềm trong suốt phù hợp với bộ răng của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc tẩy trắng có nồng độ từ 10 -15% và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máng tẩy cũng như xử lý các tình huống có thể xảy ra. Phương pháp này phù hợp với người có răng nhiễm màu cấp độ nhẹ do ngoại lai hoặc t.uổi tác.

Ưu điểm là bệnh nhân có thể chủ động thời gian (đeo máng từ 2-3 giờ mỗi ngày bất cứ khi nào), chi phí rẻ. Nhược điểm không đạt hiệu quả tẩy trắng với những trường hợp nhiễm màu nặng.

Tẩy trắng tại phòng khám:

Đây là kỹ thuật được bác sĩ thực hiện trực tiếp trên miệng bệnh nhân. Bác sĩ sử dụng thuốc nồng độ cao (30-37%), có thể kết hợp với năng lượng ánh sáng cường độ mạnh như halogen hay laser, lợi và mô mềm được cách ly bảo vệ kỹ lưỡng. Chỉ định cho những trường hợp nhiễm màu nặng, màu vàng sậm, nhiễm màu tetra mức độ nhẹ và vừa.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là được hiện nhanh chóng dưới sự kiểm soát của bác sĩ; tác dụng tẩy trắng cao. Nhược điểm chi phí cao hơn.

Ngoài hai phương pháp trên, cũng có thể làm trắng răng bằng kem đ.ánh răng, nước súc miệng, kẹo nhai, miếng dán có thành phần bao gồm thuốc tẩy trắng nồng độ thấp.. tuy nhiên hiệu quả trắng răng thấp, thời gian tác dụng ngắn.

Cách thức tẩy trắng răng tại nhà

Để thực hiện tẩy trắng răng tại nhà an toàn và hiệu quả, cần phải tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Khám răng tổng quát: Bác sĩ sẽ đ.ánh giá tình trạng răng miệng để quyết định phương pháp tẩy trắng răng, các điều trị cần tiến hành trước khi tẩy trắng như: lấy cao răng, hàn phục hồi các tổn thương mất tổ chức cứng của răng,… Răng sạch cao răng, mảng bám sẽ giúp cho thuốc tẩy dễ ngấm vào răng hơn.

Bước 2: Tẩy trắng răng: Bác sĩ sẽ lấy dấu răng để làm máng tẩy vừa vặn với mỗi cá nhân. Điều này rất quan trọng vì máng tẩy vừa vặn sẽ giúp cho thuốc tẩy được giữ đúng vị trí, phát huy tốt tác dụng tại bề mặt răng cần tẩy trắng.

Bước 3: Bác sĩ sẽ phát máng tẩy kèm thuốc tẩy trắng và hướng dẫn quy trình tẩy trắng răng tại nhà. Thuốc tẩy phải đảm bảo chất lượng tốt và nồng độ thuốc tẩy phù hợp với tẩy trắng tại nhà.

tay trang rang co hai khong cac buoc tay trang rang tai nha aac 7155122

Ngậm máng tẩy mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bước 4: Ngậm máng tẩy mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc ngậm máng tẩy khá dễ chịu và không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Không ăn uống khi đang ngậm máng tẩy nên thời gian tốt cho ngậm máng tẩy là buổi tối.

Tháo máng tẩy, rửa sạch máng tẩy, đ.ánh răng để hoàn tất sau mỗi lần ngậm máng tẩy trắng.

Thời gian hoàn tất cả quá trình tẩy trắng răng tại nhà khoảng 1-2 tuần. Sau khi hoàn tất quá trình ngậm máng tẩy, sẽ thấy răng trắng sáng hẳn ra.

Lưu ý: Sau tẩy trắng 2 tuần nên kiêng thực phẩm và đồ uống có màu, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, chăm sóc răng miệng thật kỹ tránh nhiễm màu trở lại. Tẩy trắng răng tuy là kỹ thuật thường quy trong nha khoa, tuy nhiên để an toàn và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất phải được thực hiện ở cơ sở y tế và nha khoa uy tín, máy móc trang thiết bị đầy đủ, bác sĩ có chuyên môn cao với quy trình vô cùng nghiêm ngặt.

4 biện pháp phòng sún răng cho trẻ cha mẹ cần biết

Sún răng là hiện tượng hay gặp ở trẻ từ 1 – 3 t.uổi. Tuy không gây cảm giác đau nhức cho trẻ và chỗ bị sún thường nông nhưng sún răng sẽ lan truyền nhanh chóng tới các răng khác nếu không được kiểm soát.

Cuối cùng, hàm răng trẻ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi, gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt, giao tiếp của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng, trong đó hay gặp là trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh,… có hàm lượng đường cao và các loại đồ uống có ga, đồ uống có màu, uống sữa đêm nhưng không vệ sinh răng trước khi đi ngủ.

Trẻ bị thiểu sản men răng do sinh thiếu tháng, thiếu canxi, uống nhiều kháng sinh hoặc do ăn uống hằng ngày (uống sữa đêm có hàm lượng đường cao và có tính bám dính mạnh, dễ lên men, sinh axit phá hủy men răng).

Nguyên nhân hay gặp nữa là trẻ bị sâu toàn hàm hoặc chế độ dinh dưỡng của bé bị thiếu canxi, flour khiến răng trẻ bị tổn thương. Nếu mẹ sử dụng các thuốc kháng sinh như tetracycline, doxycycline khi đang mang thai, làm răng trẻ phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng thấp, răng dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, nếu cha mẹ chăm sóc răng miệng trẻ không đúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào men răng, gây sún răng…

4 bien phap phong sun rang cho tre cha me can biet d3c 7056984

Răng sún gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt, giao tiếp của trẻ.

Trẻ bị sún răng có hại như nào?

T.rẻ e.m bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 5 – 6 t.uổi và rụng chiếc răng sữa cuối cùng vào năm 12 – 13 t.uổi. Nếu bình thường, cứ mỗi chiếc răng sữa rụng đi sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế tối đa trong vòng 6 – 12 tháng. Nếu bị sún răng sớm hơn so với các mốc thời gian nói trên thì sau khi mất răng, trong một khoảng thời gian trẻ sẽ không có răng thay thế, ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống, tiêu hóa và phát âm.

Không chỉ vậy, khi răng sữa bị sún, chúng sẽ mang trên mình những vi khuẩn có hại, không chỉ ảnh hưởng đến chính chiếc răng đó mà còn gây tác động xấu tới răng vĩnh viễn và lợi. Đồng thời, khi răng sún bị mòn dần, tủy răng sẽ bị hở, ngà răng sữa lộ ra, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức khi ăn uống, dễ quấy khóc và biếng ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ.

Ngoài ra, khi răng của trẻ bị mòn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh sự mất thẩm mỹ còn khiến trẻ có nguy cơ bị nói ngọng. Thực tế cho thấy nhiều trẻ bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn, thường nói ngọng hơn các trẻ có hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt, tình trạng sún răng còn có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của trẻ, dẫn tới những sai lệch của răng vĩnh viễn sau này.

Nguyên nhân là khi răng bị sún, hỏng sớm, lợi sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn mọc tại vị trí này. Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể mọc lệch làm mất thẩm mỹ và gây đau cho trẻ. Tình trạng sún răng còn có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé.

4 bien phap phong sun rang cho tre cha me can biet ded 7056984

Phụ huynh nên chải răng cho trẻ bằng kem đ.ánh răng có chứa flour để ngừa sâu răng.

Phòng ngừa sún răng cho trẻ

Để phòng ngừa sún răng cho trẻ cha mẹ cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

– Cần vệ sinh răng cho trẻ đúng cách

Khi chiếc răng đầu tiên của trẻ nhú lên là thời điểm người mẹ cần chăm sóc cho răng trẻ. Cần vệ sinh răng miệng của trẻ bằng khăn gạc mềm vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi trẻ ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn, làm sạch răng và họng, phòng ngừa sún răng và viêm họng cho trẻ.

Khi được 2 t.uổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, trẻ ăn được nhiều loại thức ăn của người lớn thì hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Phụ huynh nên chải răng cho trẻ bằng kem đ.ánh răng có chứa flour để ngừa sâu răng. Với những trẻ có thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, các bậc phụ huynh nên cho con chải răng ngay sau khi ăn để tránh sún răng, sâu răng.

Khi được 3 t.uổi, bố mẹ nên cho trẻ tập tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống, đủ 3 mặt răng ngoài – trên – trong ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ).

– Lưu ý về dinh dưỡng cân đối khoa học

Trong thời kỳ trẻ đang thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn, bố mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho răng của bé (giàu canxi và flour) vào chế độ ăn như cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi,…

Cà rốt cũng là loại thực phẩm giúp răng chắc khỏe, giúp lợi mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng c.hảy m.áu chân răng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như đồ uống có ga, nước ngọt, nước lạnh, bánh kẹo,…

– Cần loại bỏ những thói quen xấu

Để bảo vệ răng của trẻ, các bậc phụ huynh cũng tuyệt đối chú ý không cho trẻ bú bình hoặc ngậm bình sữa khi ngủ. Đồng thời, không nên cho trẻ dùng răng cắn vật cứng, hạn chế cho bé ăn kẹo, uống nước có ga và ăn đêm.

Nếu trẻ đã có thói quen uống sữa đêm thì sau khi uống sữa cha mẹ phải cho trẻ uống nước lọc để súc miệng.

Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên ngưng cho trẻ bú đêm khi bé được 8 – 10 tháng t.uổi. Nguyên nhân là vì việc bú về đêm sẽ cho trẻ bị gián đoạn giấc ngủ, kém phát triển chiều cao dễ gây hư răng sữa. Với những trẻ có thói quen ngậm cơm, cha mẹ cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây sún răng.

– Cần đưa trẻ khám răng định kỳ

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ mọc răng sữa không cần khám nhưng tốt nhất nên đưa bé đi khám răng định kì 3 – 6 tháng/lần. Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì cha mẹ nên đưa bé đến khám chuyên khoa răng – hàm – mặt tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của bé, đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm tránh được hiện tượng răng bé mọc chen chúc hoặc mọc lệch sau này.

Vấn đề sún răng sớm của trẻ hoàn toàn có thể được phòng ngừa kiểm soát nếu phụ huynh chú ý tới việc vệ sinh răng miệng, duy trì thói quen sống khoa học và cho bé khám răng định kỳ.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 t.uổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý n.hiễm t.rùng hô hấp, bệnh lý về da và n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa, răng miệng… cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa sún răng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *